Chất phụ gia trong thực phẩm là gì? Lời cảnh báo cho sức khỏe của người tiêu dùng qua vụ tương ớt Chinsu

Gần đây có rất nhiều bài báo đưa tin về vụ việc tương ớt Chinsu bị thu hồi tại Nhật Bản. Lý do chính của việc này là tương ớt Chinsu có chứa chất phụ gia thực phẩm axit benzoic. Vậy chất phụ gia trong thực phẩm là gì?

Chất phụ gia trong thực phẩm là gì? Lời cảnh báo cho sức khỏe của người tiêu dùng qua vụ tương ớt Chinsu Chất phụ gia trong thực phẩm là gì? Lời cảnh báo cho sức khỏe của người tiêu dùng qua vụ tương ớt Chinsu

1. Chất phụ gia trong thực phẩm là gì?

Khái niệm chất phụ gia

Chất phụ gia có lẽ đã không còn quá xa lạ gì đối với cuộc sống của chúng ta ngày nay. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết chính xác chất phụ gia trong thực phẩm là gì hay chưa?

Chất phụ gia là nhóm các chất được bổ sung trong thực phẩm để bảo quản, cải thiện hương vị hay thậm chí là thay đổi hình dáng, cấu trúc của thực phẩm.

Nguồn gốc của các chất phụ gia khá đa dạng:

  • Từ tự nhiên.
  • Tổng hợp hóa học.
  • Tổng hợp từ vi sinh vật.

Chất phụ gia đến nay đã thể hiện được nhiều tác dụng tích cực của nó đối với thực phẩm như:

  • Góp phần tạo ra nhiều thực phẩm phù hợp với khẩu vị, sở thích của mọi đối tượng người tiêu dùng.
  • Bảo quản sản phẩm, giữ được chất lượng tốt nhất cho đến khi sử dụng.
  • Giúp quá trình sản xuất tiện lợi và dễ dàng hơn, tăng sự hấp dẫn của thực phẩm trên thị trường.

Một số loại chất phụ gia thường dùng

  • Phẩm màu: có mã trên bao bì là E100 – E199, chức năng chính là tạo màu và đôi khi sẽ thay đổi hương vị của thực phẩm, tạo độ bắt bắt cho thực phẩm.
  • Các chất bảo quản: Mã từ E200 đến E299, có tác dụng ức chế hay làm chậm quá trình sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật, kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm.
  • Chất chống oxy hóa: Có mã từ E300 đến E399, có khả năng chống lại các phản ứng oxy hóa của thực phẩm và làm chậm sự chín của hoa quả.
  • Chất tạo đặc: Có mã từ E400 - E499, giữ hình dạng và trạng thái của thực phẩm, ngăn cản các thành phần tự tách ra.
  • Chất điều chỉnh độ chua – chống vón thực phẩm (E500 – E599).
  • Chất tăng mùi vị (E600 đến E699): tăng cường mùi vị của thực phẩm (không tạo ra vị của món ăn).
HoiBenh.vn-chat-phu-gia-la-gi-loi-canh-bao-suc-khoe-cho-nguoi-tieu-dung-qua-vu-tuong-ot-chinsu-body-2
Chất phụ gia trong thực phẩm là gì?

2. Tác hại không ngờ từ chất phụ gia

Ở hàm lượng cho phép, các chất phụ gia sẽ phát huy rất tốt các tác dụng của mình trong thực phẩm. Tuy nhiên, nếu như sử dụng chất phụ gia với hàm lượng quá mức quy định, chúng sẽ biến thành chất độc và gây hại đến sức khỏe của chúng ta.

Một số nguy hại đến từ việc ăn quá liều chất phụ gia trong thực phẩm:

  • Ngộ độc thực phẩm cấp tính.
  • Ngộ độc mãn tính: Tuy rằng sử dụng với liều lượng nhỏ, nhưng ở một số chất phụ gia, nếu bạn dùng thường xuyên và liên tục, chúng sẽ tích lũy ngày càng nhiều, gây ra các tổn thương bền vững đối với cơ thể. Ví dụ như, bạn sử dụng hàn the hàng ngày, chỉ có 85% hàn the được đào thải qua các con đường như nước tiểu, phân, mồ hôi... và 15% còn lại sẽ tích lũy trong mô mỡ và mô thần kinh, gây ra chứng ngộ độc mãn tính.
  • Tăng nguy cơ hình thành các loại khối u và ung thư, tăng tỷ lệ đột biến - dị tật ở thai nhi.

3. Lời cảnh báo sức khỏe từ vụ tương ớt Chinsu và chất phụ gia Benzoic

Chất phụ gia Acid Benzoic là một loại chất bảo quản chống nấm mốc đã được Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế Codex cho phép sử dụng. Hiện nay, có đến 186 quốc gia, bao gồm Việt Nam và Nhật Bản, đều là thành viên của Codex.

Hàng chục ngàn chai tương ớt bị thu hồi tại Nhật bản vì chứa Acid Benzoic

Vừa qua, Chính quyền thành phố Osaka - Nhật Bản đã thu hồi hơn 18.000 chai tương ớt Chinsu với nguyên nhân là sản phẩm có chứa chất Acid Benzoic - đã bị cấm sử dụng trong tương ớt của Nhật. Tuy nhiên, tại Việt Nam, bộ Y tế vẫn cho phép sử dụng phụ gia Acid Benzoic trong các sản phẩm quả dạng nghiền như tương ớt để bảo quản. Điều này đã làm dấy lên sự lo lắng về tiêu dùng hàng ngày của người Việt.

HoiBenh.vn-chat-phu-gia-la-gi-loi-canh-bao-suc-khoe-cho-nguoi-tieu-dung-qua-vu-tuong-ot-chinsu-body-3
Hàng chục ngàn chai tương ớt bị thu hồi tại Nhật bản vì chứa Acid Benzoic

Tại sao Nhật Bản không cho phép sử dụng Acid Benzoic trong bảo quản tương ớt?

Đã bao giờ bạn nghe đến thông tin Acid Benzoic có thể gây ung thư? Đây hoàn toàn không phải một lời hù dọa vô căn cứ!

Bản thân phụ gia Benzoic không gây hại nhưng khi kết hợp với Acid Ascorbic (dễ hiểu hơn là Vitamin C), sẽ tạo thành Benzen và đây là hoạt chất gây ung thư nhóm A1 cho con người - theo phân loại từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ ACS.

Điều trên có nghĩa là, khi dùng Acid Benzoic để bảo quản cho một số thực phẩm giàu vitamin C như tương ớt, rau củ quả... sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Lời cảnh báo sức khỏe cho người tiêu dùng Việt

Theo kết luận trên, có thể thấy, việc sử dụng tương ớt có chứa Acid Benzoic (cụ thể như tương ớt Chinsu), sức khỏe của bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ ung thư và nhiều bệnh khác nếu dùng thường xuyên.

Ngoài ra, đối với một số thực phẩm cho phép dùng Acid Benzoic làm chất bảo quản, bạn cũng cần chú ý về hàm lượng Acid tối đa mà cơ thể có thể hấp thụ là 5mg/1kg thể trọng hàng ngày. Theo khuyến cáo từ bộ Y tế, bạn nên đọc kỹ nhãn mác thực phẩm trước khi mua để đảm bảo cơ thể không nạp quá nhiều các chất phụ gia mỗi ngày.

Qua bài viết trên, chất phụ gia trong thực phẩm là gì đã được giải đáp cụ thể. Ở hàm lượng cho phép, các loại chất này dường như không gây hại, tuy nhiên, rất nhiều sản phẩm đã lạm dụng những chất này vì lợi nhuận. Hãy cẩn thận trong việc lựa chọn thực phẩm hàng ngày hơn, bạn nhé.

Xem Thêm:

  • Thực phẩm chức năng Superior Weight Gain có tốt không?
  • Thực phẩm Ngũ cốc nguyên hạt không phải lúc nào cũng tốt
  • 3 điều cho thấy thực phẩm đã qua chế biến không tốt như bạn nghĩ