Chất phụ gia Acid Benzoic là gì?
Gần đây, rất nhiều trang báo đưa tin tức về tương ớt Chinsu bị thu hồi tại Nhật vì có chứa thành phần phụ gia Acid Benzoic. Vậy acid benzoic là chất gì? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu ngay trong bài viết sau!
Chất phụ gia Acid Benzoic là gì?
Gần đây, rất nhiều trang báo đưa tin tức về tương ớt Chinsu bị thu hồi tại Nhật vì có chứa thành phần phụ gia Acid Benzoic. Vậy acid benzoic là chất gì? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu ngay trong bài viết sau!
1. Acid Benzoic là gì?
Định nghĩa Acid Benzoic
Acid Benzoic trong hóa học có công thức là C7H602 (hoặc cũng có thể viết là C6H5COOH). Đây là một loại chất rắn kết thành tinh thể, không màu. Acid Benzoic cũng như một số muối chế xuất từ acid này thường được ứng dụng trong bảo quản thực phẩm.
Acid Benzoic đến từ đâu?
Acid Benzoic được tìm thấy nhiều trong vỏ cây hoa anh đào, trong quất, mận, hồi hay cây chè... Bên cạnh đó, người ta cũng thường điều chế thương mại Acid Benzoic (số lượng nhiều) bằng cách thực hiện oxi hóa Toluen với Acid Nitric, Acid Cromic hoặc oxy hóa lỏng, dưới xúc tác ZnO và nhiệt độ, áp suất phù hợp.
Công nghệ sản xuất Acid Benzoic khá tiết kiệm và có hiệu suất cao, không gây hại đến môi trường. Mỗi năm, có đến hơn 126.000 tấn Acid Benzoic được sản xuất tại Mỹ với nhiều ứng dụng khác nhau, trong đó có làm chất phụ gia.
2. Cơ chế tác dụng của phụ gia Acid Benzoic trong bảo quản thực phẩm
Trong thực phẩm, phụ gia Acid Benzoic và các chế xuất của nó có khá nhiều ứng dụng. Trong đó, không thể không kể đến tác dụng bảo quản thực phẩm. Vậy thì cơ chế bảo quản của hoạt chất này như thế nào?
Acid Benzoic có cơ chế tác động trực tiếp bằng cách khuếch tán vào trong tế bào của các vi sinh vật, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều enzyme quan trọng. Từ đó, vi sinh vật sẽ bị hạn chế trao đổi chất và ức chế hô hấp, ngăn cản quá trình oxy hóa Glucose cũng như Pyruvate. Đồng thời, phụ gia Acid Benzoic cũng sẽ ngăn cản sự phân đôi của vi khuẩn thông qua việc tăng nhu cầu oxy trong quá trình oxy hóa Glucose.
Không chỉ tác động vào hoạt động sinh lý bên trong của vi sinh vật, Acid Benzoic còn hạn chế sự hấp thu acid amin của màng tế bào vi sinh vật.
Với các cơ chế tác động trên, vi khuẩn, nấm men và nấm mốc sẽ bị Acid Benzoic ức chế sinh trưởng, không thể gây hư hỏng thực phẩm.
3. Liều lượng phụ gia Acid Benzoic cho phép dùng là bao nhiêu?
Theo quy định từ Bộ Y tế Việt Nam và FDA, hàm lượng Benzoat (muối chế xuất từ Acid Benzoic) trong thực phẩm chỉ được phép ở mức 1000mg/kg thực phẩm. Điều này có nghĩa là, một bé 5 tuổi và nặng 20kg chỉ được phép ăn tối đa 100gr bánh kẹo với liều lượng Benzoat theo quy định trên. Tương tự như vậy, một người lớn nặng 50kg cũng chỉ được ăn tối đa 250gr bún tươi với hàm lượng chất bảo quản đúng quy định.
Một tiêu chuẩn khác về liều lượng chế xuất Natri Benzoat của Acid Benzoic đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra là liều lượng chất tối đa mà cơ thể có thể xử lý.
Theo WHO, mỗi ngày, cơ thể bình thường chỉ có thể xử lý tối đa 5mg Natri Benzoat/kg thể trọng và chỉ cần tăng thêm 1mg/ngày so với liều lượng này, Natri Benzoat sẽ gây độc.
4. Phụ gia Acid Benzoic tác động như thế nào đến cơ thể?
Khi đi vào cơ thể con người, phụ gia Acid Benzoic sẽ phản ứng với Glucocol để chuyển hóa thành Acid Pyruvic. Chất này không gây độc tố và sẽ được thải ra ngoài trong vòng 24 giờ theo đường nước tiểu.
Tuy nhiên, nếu như ăn quá nhiều Acid Benzoic, lượng Glucocol sẽ tác dụng hết với acid, vì thế không còn nguyên liệu để tổng hợp protein, gây một số tác dụng tiêu cực đến cơ thể.
Acid Benzoic khi đi vào cơ thể nếu không được chuyển hóa sẽ xâm nhập vào đường tiêu hóa và đường hô hấp, gây ra nhiều kích ứng như hen suyễn, phát ban, ngứa ngáy, các kích ứng trên da và mắt. Một số đối tượng như trẻ em hay người nhạy cảm với Aspirin sẽ có nguy cơ cao gặp phải các tác dụng trên của Acid Benzoic.
Nguy hiểm hơn, theo thông tin từ FDA, Acid Benzoic hay Natri Benzoat đều có khả năng kết hợp với vitamin C, sản sinh ra Benzene – một hoạt chất có thể gây ung thư và một số bệnh mãn tính.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho rằng, Natri Benzoat còn là chất kích ứng gây tăng động ở trẻ nhỏ.
5. Một số ký hiệu nhận biết Acid Benzoic trên bao bì thực phẩm
Cũng chính vì phụ gia Benzoic có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định đối với cơ thể, nên chúng ta cần phải nhận biết chất này khi mua thực phẩm, cách đơn giản nhất là xem bao bì.
Không phải sản phẩm nào cũng sẽ ghi tên chất phụ gia, thay vào đó là sử dụng các ký hiệu. Theo Ủy ban mã thực phẩm, tất cả chất phụ gia sẽ được phân theo nhóm, đánh số theo mã codex và sẽ có thêm chữ “E” đầu tiên.
Cụ thể ở đây, để nhận biết Acid Benzoic và chế xuất Natri Benzoat của nó, bạn cần dò tìm 2 ký hiệu trên bao bì là E210 – acid benzoic và E211 là natri benzoat. Một số chất bảo quản khác sẽ nằm trong nhóm ký hiệu từ E200 đến E299.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã biết thêm về phụ gia Acid Benzoic cũng như tác dụng tích cực và hệ quả tiêu cực của nó. Hãy chú ý hơn trong việc lựa chọn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Xem thêm:
- 5 loại thực phẩm chế biến sẵn, không lợi mà còn hại
- Thực phẩm không tốt cho bữa sáng nhưng rất nhiều người trẻ hay dùng
- 7 loại thực phẩm lành mạnh không tốt cho bạn