Chất insulin có trong thực phẩm nào?
Đối với những bệnh nhân đang gặp phải bệnh tiểu đường thì insulin có lẽ là một thuật ngữ không xa lạ. Insulin giúp cân bằng được lượng đường trong máu và đảm bảo chúng ở mức bình thường. Vậy chất insulin có trong thực phẩm nào? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu các thông tin cụ thể ngay sau đây.
Chất insulin có trong thực phẩm nào?
Đối với những bệnh nhân đang gặp phải bệnh tiểu đường thì insulin có lẽ là một thuật ngữ không xa lạ. Insulin giúp cân bằng được lượng đường trong máu và đảm bảo chúng ở mức bình thường. Vậy chất insulin có trong thực phẩm nào? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu các thông tin cụ thể ngay sau đây.
Hormone insulin và Glucose trong bệnh tiểu đường là gì?
- Glucose là một loại đường đơn, được cơ thể hấp thụ từ thức ăn. Hoạt chất này mang một tác dụng vô cùng quan trọng đó là cung cấp năng lượng cho các tế bào, đặc biệt là các tế bào não, vì đây là chất dinh dưỡng duy nhất có thể đi qua hàng rào máu não giúp cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của não bộ.
- Hormone insulin: Đây là một loại hormone được tiết ra từ tế bào beta của đảo tụy. Chất này có tác dụng chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể. Insulin còn có tác dụng đến việc chuyển hóa các mô mỡ và gan thành năng lượng ATP để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.
- Insulin là tác nhân duy nhất trong cơ thể có thể làm giảm nồng độ glucose trong máu. Khi lượng insulin tiết ra bị giảm sẽ khiến cho lượng glucose trong máu tăng cao, gây ra bệnh tiểu đường.
Chất insulin có trong thực phẩm nào?
Được ví như một nguồn insulin tự nhiên, những thực phẩm sau đây mang rất nhiều lợi ích cho người mắc tiểu đường. Sử dụng các thực phẩm hàng ngày có thể hỗ trợ cho quá trình ổn định đường huyết ở những người bị bệnh tiểu đường. Cụ thể đó là:
Rau sam
- Rau sam được biết đến như một loại cỏ dại, thường mọc hoang và dễ kiếm ở những vùng đất ẩm mát ven vườn cây hay bờ ruộng.
- Rau sam có tính mát, vị chua. Dân gian thường dùng rau sam để chế biến các món ăn như xào, làm nộm...
- Trong rau sam rất giàu một hoạt chất mang tên Norepinephirine (đây là một hóa chất hữu cơ có chức năng trong não và cơ thể, có tác dụng như một hormone và dẫn truyền thần kinh), chúng giúp thúc đẩy quá trình bài tiết insulin trong cơ thể, từ đó hỗ trợ quá trình chuyển hóa đường glucose, giúp giảm nồng độ đường trong máu và giữ chúng luôn ổn định. Do vậy mà rau sam được coi như là một vị thuốc quý từ thiên nhiên đối với những người bị bệnh tiểu đường.
Mộc nhĩ trắng
- Mộc nhĩ trắng hay còn gọi là ngân nhĩ, nấm tuyết. Chúng vốn được mệnh danh là viên minh châu quý, không chỉ xuất hiện trên thực đơn các món mặn, mà mộc nhĩ trắng còn làm món giải khát tráng miệng. Đây cũng là một trong những vị thuốc được dùng trong Đông y.
- Ngân nhĩ rất giàu vitamin và protein, mang nhiều lợi ích đến sức khỏe và giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Ngoài ra, trong ngân nhĩ còn chứa nhiều loại acid amin cần thiết và lượng lớn chất xơ, có tác dụng rất tốt trong việc giảm lượng đường trong máu, do đó nhân nhĩ cũng được coi là một trong những nguồn insulin từ thiên nhiên.
Mướp đắng
- Mướp đắng cũng được ví như nguồn cung cấp insulin tự nhiên, chúng có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu thông qua việc tăng cường chuyển hóa glucose.
- Ngoài ra, trong mướp đắng còn chứa phytonutrient, polypeptide-P- đây được coi như là insulin thực vật rất hiệu quả trong việc kiểm soát lượng glucose trong máu.
- Mướp đắng còn mang lại nhiều công dụng như giải nhiệt và thanh lọc cơ thể.
Tỏi đen
Củ tỏi sau khi lên men tự nhiên sẽ thành tỏi đen. Ở dạng này, tỏi đen sẽ bớt đi mùi hăng và vị cay, có vị ngọt và dẻo gần giống với hương vị của trái cây sấy khô.Quá trình lên men không làm mất đi dược lý của tỏi mà còn giúp tăng sinh các hợp chất này với hàm lượng cao hơn so với tỏi tươi.Tỏi đen còn chứa một lượng lớn các alkaloid, các chất này có tác dụng rất tốt trong việc giảm lượng đường trong máu, giúp ngăn ngừa việc đánh mất insulin trong cơ thể.Tỏi đen không chỉ có tác dụng hạ đường huyết mà còn có tác dụng phòng ngừa hạ đường huyết đột ngột đối với những người có lượng đường trong máu cao.
Hành tây
- Hành tây có tác dụng trong việc ngăn ngừa hiện tượng tăng đường máu. Trên lâm sàng, những bệnh nhân được uống nước ép hành tây đã có dấu hiệu giảm lượng đường máu một cách đáng kể.
- Người bị tiểu đường có thể uống nước ép hành tây mỗi buổi sáng một thìa canh, uống liên trong vòng 1-2 tháng sẽ có hiệu quả.
Bí ngô
- Theo các nghiên cứu gần đây đã cho thấy , bí ngô không chỉ là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà nó còn là một bài thuốc tốt dành cho người bị tiểu đường.
- Bí ngô có tác dụng phục hồi các tế bào của tuyến tụy và hoàn toàn có khả năng ngăn ngừa và chữa trị được bệnh tiểu đường.
Thói quen tốt giúp kiểm soát đường hiệu quả
Thực hiện chế độ ăn ít calo: để cân bằng được lượng dinh dưỡng đưa vào cơ thể, hãy thường xuyên ăn nhiều rau củ không chứa tinh bột như cải bắp, giá đỗ, dưa chuột.. hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều đường.
- Bổ sung các trái cây họ cam quýt: những trái cây họ cam quýt có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa và kháng viêm. Các chất này có khả năng chống lại các tổn thương do gốc tự do gây ram từ đó tăng độ nhạy của insulin tế bào.
- Tránh căng thẳng, stress: căng thẳng và lo âu có thể làm tăng nồng độ hormone Norepiephrine và Cortisol. Các hormone này có thể làm tăng nồng độ đường huyết và tác động đến cân bằng đường huyết trong cơ thể.
- Ăn bữa nhỏ và không bỏ bữa: với những người đang mắc bệnh tiểu đường, việc nhịn ăn quá lâu hoặc bỏ bữa có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề như hạ đường huyết, cơ thể mệt mỏi... Do đó, bạn có thể chia thành nhiều bữa nhỏ và ăn trong ngày.
Trên đây là các thực phẩm được coi như một nguồn insulin dành cho người bị bệnh tiểu đường. Hy vọng với những kiến thức vừa được nêu trên đây, bạn sẽ có thêm những kiến thức về việc lựa chọn thêm những thực phẩm vừa bổ dưỡng vừa có lợi cho những người bị bệnh tiểu đường. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.
Xem thêm:
- Insulin và Glucose thế nào là bình thường?
- Insulin giảm - Dấu hiệu tiểu đường bạn chớ coi thường
- insulin là gì? Hướng dẫn sử dụng insulin hiệu quả trong điều trị đái tháo đường