Chân vòng kiềng là gì? Tại sao bị chân vòng kiềng?

Chân vòng kiềng vốn được hình thành từ khi còn nhỏ, mang lại cho người sở hữu dáng đi khá xấu cũng như làm hạn chế vẻ đẹp hình thể của người mắc phải. Để giúp phòng tránh hiện tượng này hiệu quả, các bạn hãy cùng tìm hiểu chân vòng kiềng là gì, tại sao bị chân vòng kiềng dưới đây.

Chân vòng kiềng là gì? Tại sao bị chân vòng kiềng? Chân vòng kiềng là gì? Tại sao bị chân vòng kiềng?

Chân vòng kiềng vốn được hình thành từ khi còn nhỏ, mang lại cho người sở hữu dáng đi khá xấu cũng như làm hạn chế vẻ đẹp hình thể của người mắc phải. Để giúp phòng tránh hiện tượng này hiệu quả, các bạn hãy cùng tìm hiểu chân vòng kiềng là gì, tại sao bị chân vòng kiềng dưới đây.

Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hiện tượng chân vòng kiềng có thể sẽ được khắc phục hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế không ít bậc phụ huynh bỏ qua điều này, đến khi phát hiện thì đã quá muộn.

1. Chân vòng kiềng là gì?

Với đôi chân bình thường, khi đứng hai chân sẽ thẳng và khít lại, song song với nhau. Cùng với đó, các bạn để ý sẽ thấy hai đầu gối và hai mắt cá bên trong cũng đều sát lại.

Trong khi đó với người có chân vòng kiềng, dù đứng thẳng thì khớp gối vẫn không thể thẳng khít, có khoảng cách ở mức 1,5cm. Trong một số trường hợp, người sở hữu chân vòng kiềng có khớp gối bình thường nhưng cẳng chân lại cong vào bên trong hoặc có dáng hình cung với khoảng cách giữa hai chân hơn 1,5 cm.

vicare.vn-chan-vong-kieng-la-gi-tai-sao-bi-chan-vong-kieng-body-1
Chân vòng kiềng gây ảnh hưởng đến trẻ về sau

2. Trẻ em tại sao bị chân vòng kiềng?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng chân vòng kiềng ở trẻ. Dưới đây là một vài lý do hàng đầu trong số đó.

Trẻ thiếu vitamin D: Đây được cho là nguyên nhân phổ biến hơn cả. Khi cơ thể trẻ không được bổ sung lượng vitamin D cần thiết, việc hấp thụ canxi cũng trở nên khó khăn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ xương khớp của trẻ, dẫn đến một số vấn đề như chân vòng kiềng hay vẹo cột sống.

Trẻ tập đứng quá sớm: Với trẻ thuộc độ tuổi 7-8 tháng tuổi, trẻ thường có nhu cầu khám phá, thích đứng cũng như nhún nhảy. Tuy nhiên, các mẹ đừng để bé tập đứng thường xuyên bởi trẻ phải gồng người gây tác động đến hệ xương non yếu. Thông thường, các mẹ chỉ nên cho trẻ đứng bám vào ghế trong thời gian ngắn, tránh dồn trọng lượng xuống chân sẽ dễ gây vòng kiềng.

Dùng xe tập đi: Khi cho trẻ dùng xe tập đi sớm, do xe quá cao cũng khiến bé dễ mắc chứng vòng kiềng do thường phải đứng nhón chân di chuyển.

Ảnh hưởng của yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc chứng chân vòng kiềng thì trẻ cũng có nguy cơ gặp phải vấn đề này. Nếu do đặc điểm di truyền, việc khắc phục bằng các giải pháp thông thường sẽ rất khó khăn.

Chứng béo phì: Với những trẻ mắc chứng béo phì, thừa cân, do cân nặng của trẻ vượt mức chịu đựng của xương cũng có thể là nguyên nhân của chân vòng kiềng.

vicare.vn-chan-vong-kieng-la-gi-tai-sao-bi-chan-vong-kieng-body-2
Bạn đã biết trẻ em tại sao chân bị vòng kiềng hay chưa?

3. Làm thế nào để chữa chân vòng kiềng cho bé?

Sau khi tìm hiểu chân vòng kiềng là gì và nhận biết trẻ có mắc chứng chân vòng kiềng hay không, làm thế nào để các mẹ khắc phục được hiện tượng này ở trẻ nhà mình?

Thực tế, hầu hết các bé dưới 6 tháng tuổi đều thường sở hữu đôi chân bị cong do ảnh hưởng của việc nằm trong bụng mẹ suốt thời gian dài. Đây được gọi là hiện tượng chân cong sinh lý, không cần lo ngại. Khi trẻ được 1 tuổi, hiện tượng chân cong sẽ tự biến mất do trẻ vận động khiến hệ xương tự động điều chỉnh.

Với những trẻ trên 1 tuổi, từ 14-15 tháng mà chân vẫn bị vòng kiềng, các bậc phụ huynh sẽ cần lựa chọn cho trẻ giải pháp can thiệp kịp thời. Với mức độ nhẹ, bố mẹ có thể dùng vải để buộc hai chân trẻ khi ngủ và bỏ ra vào sáng hôm sau. Để đảm bảo cách thức này cho hiệu quả cao, các bạn hãy tham khảo ý kiến, sự tư vấn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Trong trường hợp chân vòng kiềng ở mức độ nặng, các bác sĩ sẽ khuyến cáo phụ huynh áp dụng giải pháp nẹp chân hoặc bó bột. Cuối cùng, cách thức phẫu thuật sắp lại xương sẽ được áp dụng ở mức độ nghiêm trọng. Thế nhưng, giải pháp phẫu thuật cần cẩn trọng, chỉ sử dụng khi các giải pháp nói trên mang lại hiệu quả không cao.

4. Giải pháp ngăn ngừa chứng chân vòng kiềng cho trẻ

- Các bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và duy trì trong 24 tháng sau đó. Điều này bởi lẽ trong sữa mẹ có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nói chung và hệ xương nói riêng.

- Tránh cho trẻ tập đi sớm. Thông thường, thời gian lý tưởng cho trẻ tập đi là ngoài 9 tháng. Đặc biệt, việc tập đi cũng cần thực hiện từ từ, không áp dụng giải pháp nách dìu con đi từng bước.

Trên đây là những thông tin về chân vòng kiềng là gì và tại sao bị chân vòng kiềng. Các bạn hãy chú ý đến trẻ ngay từ khi còn nhỏ để phát hiện và loại bỏ hiện tượng này ngay khi có thể.

Xem thêm:

  • Bé lớn lên đều sẽ có đôi chân như siêu mẫu nếu mẹ biết 4 mẹo này
  • Thời điểm vàng để cho trẻ tập đứng
  • 5 cách để thu hút sự chú ý của trẻ ở lứa tuổi tập đi