Chẩn đoán lao phổi qua các xét nghiệm
Lao phổi ở thời điểm hiện tại không còn đe dọa đến tính mạng chúng ta, song nếu bệnh nhân lao phổi không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy những xét nghiệm nào giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh lao phổi, trong bài viết này HoiBenh sẽ cho bạn câu trả lời.
Chẩn đoán lao phổi qua các xét nghiệm
Bệnh lao phổi là gì?
Lao là một bệnh truyền nhiễm thường gặp do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (MTB), một loại khuẩn hình que nhỏ, hiếu khí và không có màng nhầy gây ra. Bệnh lao thường ảnh hưởng đến phổi đồng thời có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
Biểu hiện của bệnh
Ho là triệu chứng của nhiều bệnh phổi nhưng nếu bệnh nhân ho trên ba tuần không phải do viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi mà dùng thuốc kháng sinh không khỏi thì phải nghĩ tới bệnh lao.
Đặc biệt, nếu có triệu chứng ho ra máu cần đi kiểm tra ngay vì nó có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh như từ các bệnh phổi - phế quản (viêm phổi, viêm phế quản, áp xe phổi, ung thư phổi, phế quản...) đến các bệnh ngoài đường hô hấp như tim mạch (suy tim, tăng huyết áp...), bệnh toàn thân (rối loạn đông máu, chảy máu, thiếu hụt vitamin C...).
Đau ngực, khó thở là triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh lao phổi. Không chỉ thế, người bệnh có thể sụt cân, gầy gò ốm yếu.
Sốt là triệu chứng thường gặp của người lao phổi. Có thể là sốt cao, bất thường nhưng đa số là sốt nhẹ về chiều. Nếu bị sốt kèm theo các triệu chứng như ho, khạc đờm, ho ra máu,... cần đến khám, xét nghiệm lao phổi càng sớm càng tốt.
Ra mồ hôi về ban đêm (mồ hôi trộm) là một dấu hiệu của bệnh lao phổi dễ nhận thấy nhất. Ngoài ra, người bệnh lao có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi.
Nhiều bệnh nhân bị lao phổi nhưng ở trạng thái ủ bệnh, hay còn gọi là lao tiềm tàng. Điều này xảy ra khi bạn tiếp xúc với người bị bệnh lao, có thể thông qua giao tiếp, hoặc đứng gần người mắc bệnh lao mà người đó ho, khạc nhổ, nói chuyện hoặc hắt hơi khiến bạn hít phải vi khuẩn lao. Trùng lao này sống trong cơ thể nhưng không làm bạn có các dấu hiệu bệnh lao ngay lập tức, chỉ khi sức đầy kháng của cơ thể bạn kém đi, không còn khả năng chống lại vi khuẩn lao thì các triệu chứng của bệnh mới thể hiện ra ngoài.
Xét nghiệm để chẩn đoán bệnh như thế nào?
1. Phản ứng Mantoux
Ý nghĩa: đánh giá tình trạng nhiễm lao và định hướng chẩn đoán bệnh lao.
Phương pháp: tiêm trong da 5 UI dung dịch PPD và đọc kết quả sau 72h.
Kết quả: đo đường kính quầng phản ứng tại chỗ tiêm, mỗi đường kính tương ứng với một mức độ của bệnh, có 3 mức đường kính là 5mm, 20mm và 15mm.
2. Xét nghiệm QFT
Ý nghĩa: xét nghiệm có tác dụng phân biệt giữa nhiễm lao và tiêm chủng BCG, dự báo sự tái hoạt động của bệnh lao trong cơ thể bệnh nhân nhiễm lao tiềm tàng.
So với phản ứng Mantoux thì xét nghiệm QFT cho ra kết quả nhanh hơn, trong một ngày là có kết quả, xét nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm cho kết quả có độ đặc hiệu cao và ổn định trong chẩn đoán lao tiềm tàng, còn độ ngạy thì tương đương với việc test da trong chẩn đoán lao ở trẻ em.
3. Xét nghiệm công thức máu, máu lắng
Ý nghĩa: chỉ có giá trị định hướng chẩn đoán lao khi kết hợp với các xét nghiệm khác.
Đặc điểm: số lượng bạch cầu tăng nhẹ, bạch cầu lympho tăng, tốc độ lắng máu tăng cao.
4. Xét nghiệm sinh hóa và tế bào dịch màng phổi
Ý nghĩa: có giá trị định hướng chẩn đoán lao màng phổi khi kết hợp với các xét nghiệm khác.
Đặc điểm: lượng glucose giảm, tỉ lệ lympho tăng, dịch tiết protein tăng.
5. Xét nghiệm ADA
6. Xét nghiệm nồng độ Interferon-g
Tiêu chuẩn chẩn đoán lao phổi AFB
Kết quả dương tính khi có một trong 3 tiêu chuẩn sau:
- Có tối thiểu 1 lần xét nghiệm AFB đờm cho ra kết quả dương tính kết hợp với lâm sàng và Xquang định hướng
- Có ít nhất 2 lần AFB đờm dương tính kế tiếp.
- Có 1 tiêu bản đờm AFB dương tính và nuôi cấy BK dương tính.
Kết quả âm tính khi có 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:
- 2 tiêu bản đờm AFB âm tính qua 2 lần xét nghiệm, trên Xquang xuất hiện tổn thương nghi lao và hội chẩn chuyên khoa định hướng lao.
- Nuôi cấy BK dương tính.
Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm, lây qua đường hô hấp, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn vì vậy để giảm thiểu tối đa số người mắc bệnh lao thì tốt hơn hết nên hạn chế việc tiếp xúc với người mắc bệnh lao. Cả người chăm sóc lẫn bệnh nhân đều nên mang khẩu trang, đối với các chất thải của người bệnh cần được sử lý đúng cách, thực hiện nếp sống khoa học để tăng sức đầy kháng cho cơ thể, tăng khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh.