Chăm sóc thóp cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng?

Tình trạng sức khỏe của bé có thể được phản ánh qua vùng thóp rất nhỏ trên đầu. Vì vậy, các mẹ nên biết cách chăm sóc thóp cho trẻ sơ sinh để có thể bảo vệ sức khỏe cho bé một cách tốt nhất.

Chăm sóc thóp cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng? Chăm sóc thóp cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng?

Tình trạng sức khỏe của bé có thể được phản ánh qua vùng thóp rất nhỏ trên đầu. Vì vậy, các mẹ nên biết cách chăm sóc thóp cho trẻ sơ sinh để có thể bảo vệ sức khỏe cho bé một cách tốt nhất.

Chức năng của thóp

Các thóp và đường nối có tính đàn hồi giữa các xương hộp sọ có chức năng vô cùng quan trọng là bảo vệ não bộ của bé trước những áp suất từ bên ngoài. Khi bé được sinh ra, nếu không có các khoảng hở đàn hồi thì đầu bé sẽ bị đau, nguy hiểm hơn có thể gây hiện tượng chảy máu trong não, trong vùng xương và cả vùng mắt.

Trong giai đoạn phát triển đầu đời, các bé có xu hướng bị thương rất nhiều, nhất là khi các bé bắt đầu học lẫy, học bò hay học đứng, bé dễ bị ngã và nguy cơ bị thương ở đầu cũng nhiều hơn. Khi đó, thóp có tác dụng như một chiếc đệm giúp bé không bị chấn thương não khi không may bị ngã.
vicare.vn-me-da-biet-cach-cham-soc-thop-cho-tre-so-sinh-body-1

Chạm vào thóp của trẻ có vấn đề gì không?

Vì thóp mềm nên nhiều cha mẹ lo lắng khi chạm vào thóp của bé. Tuy nhiên, nếu như bạn chạm vào thóp bé một cách nhẹ nhàng thì sẽ không có vấn đề gì xảy ra. Đặc điểm của thóp là có nhiều màng dày, vì thế bạn sẽ không thể làm cho thóp của bé bị tổn thương khi bạn chạm nhẹ vào thóp của bé.

Chăm sóc thóp cho bé đúng cách

Các bậc cha mẹ nên chăm sóc thóp cho trẻ sơ sinh đúng cách để có thể bảo vệ sức khỏe cho bé. Khi trẻ đóng thóp quá sớm hoặc quá muộn thì đây là những triệu chứng bệnh lý của trẻ. Khi thóp bé đóng lại quá sớm có nghĩa là não bé hoặc xương đầu của trẻ đã cốt hóa quá sớm. Khi đó thóp và xương khép lại sớm hạn chế sự phát triển của đại não, gây ảnh hưởng không nhỏ đến trí tuệ của trẻ khi lớn lên. Người ta cũng cho rằng, việc thóp trẻ đóng quá sớm do bẩm sinh hoặc trong quá trình mang thai, mẹ thường chiếu tia X-quang nên gây ra tình trạng này.

Khi thóp đóng muộn cũng là một trường hợp bệnh lý khác, điều này chứng tỏ xương chậm cốt hóa do chức năng tuyến giáp kém hoặc lúc này trẻ đã bị bệnh còi xương, bị suy dinh dưỡng hoặc khi não to lên một cách bất thường.
vicare.vn-me-da-biet-cach-cham-soc-thop-cho-tre-so-sinh-body-2

Cha mẹ có thể chăm sóc thóp cho trẻ sơ sinh một cách bình thường như có thể chạm vào thóp của trẻ một cách nhẹ nhàng, điều này sẽ không gây ra bất kỳ mối nguy hại nào cho trẻ. Nếu như cha mẹ quan sát thóp trẻ và thấy thóp trẻ có dấu hiệu trồi lên, cha mẹ nên lập tức đưa trẻ đi khám ngay vì lúc này nguy cơ trẻ mắc các bệnh như huyết áp hay viêm màng não là rất cao,... nếu không điều trị nhanh có thể gây tăng áp lực nội sọ. Nếu thóp của trẻ lõm xuống thì khi đó trẻ đã bị mất nước nghiêm trọng do trẻ bị nôn, tiêu chảy hay trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.

Việc sờ vào thóp trẻ thực chất là để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ và đây là điều cần thiết để biết trẻ đang cảm thấy thế nào. Cha mẹ nên lưu ý khi sờ vào thóp trẻ cần đặc biệt nhẹ tay, không nên mạnh tay khiến trẻ sợ hãi và số lần sờ vào thóp của trẻ cũng cần phụ thuộc vào thái độ và sức khỏe khi đó của trẻ. Hãy quan sát cả vòng đầu của trẻ để kết hợp với cả việc sờ thóp để chuẩn đoán một cách tốt nhất tình trạng sức khỏe của trẻ.

HoiBenh hy vọng với những thông tin về chăm sóc thóp cho trẻ sơ sinh trên đây, các bậc phụ huynh đã có cách chăm sóc trẻ hợp lý, giúp trẻ khỏe mạnh và phát hiện sớm được những bệnh lý nếu không may xảy ra ở trẻ.