Chăm sóc bệnh nhân sau mổ ruột thừa ngày thứ 2
Bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa cần được chăm sóc hợp lý, đảm bảo hồi phục sức khỏe và tránh biến chứng. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ ruột thừa không đơn giản vì vừa phải đảm bảo vết mổ, vừa phải giải quyết vấn đề ăn uống nghỉ ngơi thích hợp. Bạn đọc có thể tham khảo một số chỉ dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa sau đây.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ ruột thừa ngày thứ 2
Bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa cần được chăm sóc hợp lý, đảm bảo hồi phục sức khỏe và tránh biến chứng. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ ruột thừa không đơn giản vì vừa phải đảm bảo vết mổ, vừa phải giải quyết vấn đề ăn uống nghỉ ngơi thích hợp. Bạn đọc có thể tham khảo một số chỉ dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa sau đây.
Bệnh viêm ruột thừa là gì?
viêm ruột thừa (hay còn gọi là đau ruột thừa) là tình trạng phần ruột thừa bị viêm, lên mủ, gây đau, khó chịu cho người bệnh. cơn đau bắt đầu từ vùng xung quanh rốn, lan sang phần bụng dưới, bên phải. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời ngày càng trở nặng có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
Nguyên nhân gây viêm ruột thừa
Bệnh phổ biến trong độ tuổi thanh thiếu niên và trẻ nhỏ từ 10 đến 30 tuổi, có khi bệnh xuất hiện ở các bé từ 3 đến 4 tuổi, bệnh không lây lan, không bị theo di truyền. Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ, biểu hiện đau ruột thừa chủ yếu là do:
- Tắc nghẽn lòng ruột thừa
- Nhiễm trùng ruột thừa
- Mạch máu ruột thừa bị tắc nghẽn
Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ ruột thừa ngày thứ 2
Mổ viêm ruột thừa cấp chưa có biến chứng
- Tư thế nằm: gây tê trong mổ viêm ruột thừa là phương pháp gây tê tủy sống, do đó sau mổ cần hướng dẫn bệnh nhân nằm đúng tư thế sau mổ để hạn chế các biến chứng của gây tê tuỷ sống.
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: theo dõi 1 giờ/lần trong vòng 6 hoặc 12 giờ.
- Nếu vết mổ hồi phục tốt thì thì có thể thay băng 2 ngày một lần và cắt chỉ sau 7 ngày.
Chăm sóc dinh dưỡng sau mổ viêm ruột thừa
- Có thể cho bệnh nhân dùng sữa nếu không có dấu hiệu nôn sau nữa ngày phẫu thuật.
- Cho bệnh nhân ăn cháo, súp trong vòng 2 ngày trước khi trở lại ăn uống bình thường
Chăm sóc vận động bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa
- Khi chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa cần chú ý điều kiện luyện tập cho bệnh nhân.
- Ngày đầu sau mổ cần thay đổi tư thế cho bệnh nhân thường xuyên, các ngày tiếp sau có thể ngồi hoặc dìu đi
- Trường hợp mổ ruột thừa có biểu hiện biến chứng (ruột thừa vỡ gây viêm phúc mạc) nên cho người bệnh nằm nghiêng để dịch thoát ra dễ dàng.
Ống dẫn lưu ở bệnh nhân viêm ruột thừa
- Để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng ống dẫn lưu ổ bụng phải được nối với túi vô khuẩn hoặc chai vô khuẩn có chứa dung dịch sát khuẩn
- Hướng dẫn bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa nằm nghiêng về phía có ống dẫn lưu để dịch dễ dàng thoát ra ngoài, tránh làm gập, tắc ống dẫn lưu.
- Theo dõi dịch trong ống dẫn lưu ra ngoài, nếu có phát hiện bất thường như máu hoặc có màu khác lạ cần báo ngay cho bác sĩ.
- Sát khuẩn thân ống dẫn lưu, túi đựng dịch dẫn lưu và thay băng chân hằng ngày.
- Ống dẫn lưu để phòng ngừa: Rút ống dẫn lưu khi người bệnh có trung tiện, muộn nhất sau 48 – 72 giờ.
- Ống dẫn lưu ở ổ áp xe ruột thừa: rút chậm hơn và rút thì rút từ từ, rút bớt 1 – 2 cm mỗi ngày, khi dịch ra trong (dịch tiết) thì có thể rút bỏ hẳn.
Chăm sóc vết mổ viêm ruột thừa
- Nếu vết mổ bị nhiễm trùng: để dịch mủ thoát ra dễ dàng nên cắt chỉ sớm hoặc với vết mổ không khâu da thì nên thay băng hằng ngày.
- Báo với thầy thuốc để khâu da thì 2 khi vết mổ có tổ chức hạt phát triển tốt (không có mủ, nền đỏ, dễ chảy rớm máu)
Theo dõi biến chứng sau mổ của viêm ruột thừa và viêm phúc mạc ruột thừa
- Biến chứng chảy máu trong ổ bụng: do tuột động mạch treo ruột thừa, trong trường hợp cắt ruột thừa sau manh tràng thì máu chảy từ những chỗ bóc tách manh tràng ra khỏi thành bụng sau. Người bệnh bị mất máu, có máu trong ống dẫn lưu ra ngoài, máu màu hồng đôi khi có dây máu
- Biến chứng chảy máu ở thành bụng: tụ máu ở thành bụng dễ gây nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, toác vết mổ và thoát vị thành bụng.
- Biến chứng viêm phúc mạc sau mổ:
- Viêm phúc mạc khu trú: thường do mủ lau chưa sạch, người bệnh có triệu chứng nhiễm trùng rõ, đôi khi bị tắc ruột hoặc bán tắc ruột, thấy mủ hoặc dịch tiêu hoá chảy ra ngoài qua ống dẫn lưu
- Viêm phúc mạc toàn thể: do lau rửa mủ chưa sạch hoặc ổ áp xe bị vỡ, dịch tiêu hoá lan tràn khắp ổ bụng, bệnh nhân có triệu chứng viêm phúc mạc rõ.
- Rò manh tràng: dịch tiêu hoá và phân trực tiếp rò ra ngoài do manh tràng rò dính sát vào thành bụng làm
- Nhiễm trùng thành bụng
- Người bệnh luôn thấy mổ căng đau do bị tấy đỏ tụ máu ở dưới,
- Áp xe thành bụng: khám thấy một khối tròn căng đẩy vết mổ phồng lên, sưng, nóng, đỏ, đau.
- Toác thành bụng: gây lòi ruột.
Giáo dục sức khoẻ viêm cho bệnh ruột thừa
- Truyền thông rộng rãi cho cộng đồng có hiểu biết về viêm ruột thừa cấp, người bệnh có ý thức đến viện sớm khi bắt đầu có các triệu chứng.
- Với người bệnh đã mổ viêm ruột thừa cấp, đặc biệt là viêm ruột thừa cấp có biến chứng viêm phúc mạc, một số cách phòng, chống biến chứng tắc ruột sau mổ như:
- Hạn chế thức ăn có chất xơ.
- Tránh các thói quen gây rối loạn tiêu hoá.
- Bệnh nhân cần đến viện khám nếu có triệu chứng lạ như đau bụng cơn và nôn
Xem thêm:
- Bị bệnh viêm ruột thừa có phải mổ không?
- Chi phí mổ ruột thừa hết bao nhiêu?
- Mổ ruột thừa bao lâu thì lành hẳn?