Cha mẹ phải làm gì khi bé bị hắc lào?

Trong quá trình nuôi con nhỏ chắc hẳn không ít các mẹ gặp phải tình trạng trẻ bị mắc phải một số căn bệnh ngoài da trong đó thường gặp nhất chính là căn bệnh hắc lào làm không ít bà mẹ lo lắng. Mặc dù không nguy hiểm gì tới sức khỏe và tính mạng nhưng nó lại gây ra những triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy cho người bệnh.

Cha mẹ phải làm gì khi bé bị hắc lào? Cha mẹ phải làm gì khi bé bị hắc lào?

Chính vì vậy, HoiBenh xin chia sẻ một số thông tin về bệnh hắc lào và cách chữa hắc lào cho bé an toàn dành cho các mẹ tham khảo.

1. Nguyên nhân gây bệnh hắc lào ở trẻ

Bệnh hắc lào là bệnh nhiễm trùng nấm ngoài da do vi nấm cạn thuộc nhóm dermatophytes gây ra, hay gặp nhất là hai loại trychophyton và epidermophyton. Trước tiên mọi người phải hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh để cảnh giác phòng ngừa bệnh đúng cách cho trẻ.

Vệ sinh không đúng cách

Trẻ nhỏ thường lười biếng việc vệ sinh cá nhân và chưa biết cách vệ sinh đúng cách nên khi chăm sóc vệ sinh không đúng cách sẽ làm các tác nhân gây bệnh từ môi trường tấn công gây bệnh hắc lào một cách dễ dàng cho trẻ nhỏ.

Cơ địa nhạy cảm

Những trẻ có sức đề kháng kém làm hệ bảo vệ bị ảnh hưởng nên dễ bị các vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh.

Lây nhiễm

Cơ thể trẻ còn non yếu dễ dàng bị lây bệnh nếu như không để ý khi dùng chung các vật dụng cá nhân với người bị bệnh hắc lào thì tác nhân gây bệnh hoàn toàn có thể tấn công lây nhiễm sang người bệnh.

vicare.vn-cha-me-phai-lam-gi-khi-be-bi-hac-lao-body-1

2. Biểu hiện của bệnh hắc lào

Hắc lào hay còn được gọi là bệnh lác, đây là bệnh do vi nấm cạn gây nên thuộc nhóm dermatophytes, hay gặp nhất là hai loại trychophyton và epidermophyton. Một số dấu hiệu nổi bật thường gặp của bệnh hắc lào là:

- Nổi mẩn đỏ, có mụn nước, vùng có nấm thường tròn như đồng tiền.

- Cảm giác ngứa rất khó chịu ở vùng da bị hắc lào, ngứa nhiều hơn khi về đêm, đổ mồ hôi, thời tiết nóng bức... Nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, trên bề mặt xuất hiện những mụn nước, tập trung ở phần rìa vùng nổi mẩn.

- Bệnh có thể gặp ở bẹn, chân tay, mặt, bụng, ngực... Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ lây sang những vị trí khác của cơ thể, tăng mức độ tổn thương trên da, chàm hóa hoặc dễ dàng lây sang người khác do tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua quần áo.

3. Cha mẹ phải làm gì khi bé bị hắc lào?

Khi trẻ bị hắc lào, cha mẹ cần thực hiện những bước điều trị sau đây:

- Đưa trẻ đi khám ở các bệnh viện, cơ sở y tế để tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn cùng phương pháp điều trị thích hợp, an toàn nhất cho trẻ. Việc sử dụng thuốc ở trẻ cần phải cực kỳ cẩn trọng bởi có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của trẻ về lâu dài.

- Lựa chọn loại thuốc, sản phẩm phù hợp với trẻ (độ tuổi, mức độ bệnh...). Với thuốc Tây, Miconazole hoặc Clotrimazole là 2 loại thuốc kháng nấm khá hiệu quả và an toàn đối với trẻ em. Nếu vẫn xảy ra dị ứng hoặc tác dụng phụ, phụ huynh nên tìm hiểu cho trẻ sử dụng những sản phẩm thảo dược với những hoạt chất tự nhiên nhằm bảo vệ làn da cho trẻ.

vicare.vn-cha-me-phai-lam-gi-khi-be-bi-hac-lao-body-2

- Rửa sạch vùng bị hắc lào bằng nước ấm và khăn sạch. Lưu ý, khăn lau phải được dùng riêng và giặt bằng xà phòng trước, sau mỗi lần vệ sinh cho trẻ nhằm tránh lây lan cho người khác hoặc lây lan sang các vùng da khác của trẻ.

- Thoa kem mỗi ngày từ 1-2 lần theo hướng dẫn của y bác sĩ. Cần sử dụng đúng liều lượng, bôi đúng vị trí để không gây kích ứng và làm phỏng những vùng da xung quanh.

- Vệ sinh và hướng dẫn cho trẻ cách vệ sinh đúng cách để phòng tránh bệnh (nếu trẻ đã trên 5 tuổi). Các vật dụng cá nhân của trẻ phải được khử trùng, để riêng. Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, sử dụng dầu gội kháng nấm.

- Cảnh báo trẻ không chạm, gãi tại những vùng phát mẩn để hạn chế lây lan. Nên cho trẻ nghỉ học để điều trị và tránh lây nhiễm cho các bạn khác.

- Tái khám theo hẹn của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian để dứt điểm hẳn hắc lào ở trẻ.

Với những thông tin HoiBenh cung cấp trên đây, hy vọng sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc phòng ngừa và điều trị hắc lào cho con em mình. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, điều quan trọng nhất là cha mẹ phải hướng dẫn cho trẻ cách vệ sinh và bảo vệ chính mình trước nguy cơ lây nhiễm các bệnh ngoài da, đồng thời chú ý sức khỏe, những dấu hiệu ban đầu để chữa trị kịp thời.