Cha mẹ nên làm gì khi con bị bạo hành
Thậm chí nhiều trường hợp trẻ em bị bạo hành nhưng bố mẹ vẫn phải căn răng nhắm mắt cho qua vì không thể tìm được phương cách giải quyết sáng suốt nhất do quá đau lòng và tức giận. Vậy phải làm gì khi con bạn bị bạo hành?
Cha mẹ nên làm gì khi con bị bạo hành
Bạo hành có lẽ là điều ám ảnh các bậc cha mẹ nhất trong thời điểm hiện tại. Cảm giác đứa con mình nâng niu chăm bẵm bị đối xử một cách dã man đôi khi còn khiến cho họ không còn tin tưởng đưa con đến trường mầm non mà cứ thế cho con vào lớp một.
Nói chuyện với trẻ
Sau khi trẻ em bị bạo hành, chúng thường chọn phương cách im lặng vì sợ hãi người bạo hành mình biết được sẽ tiếp tục đánh mắng. Vì vậy bậc cha mẹ nên thường xuyên nói chuyện với con sau mỗi lần trẻ đi mẫu giáo về. Thường thường nếu như trẻ muốn nói gì đó bạn nên cho trẻ nói trước ý kiến của mình rồi mới đặt ra câu hỏi.
Hãy hỏi xem trẻ đã làm gì trong suốt những giờ học, các hoạt động trẻ được tham gia, thức ăn mà trẻ đã ăn trong ngày và cả về sự quan tâm của cô giáo đối với trẻ. Bạn cũng có thể dưa ra câu hỏi như trẻ thích hoạt động nào nhất khi đến lớp và không thích hoạt động nào nhất để có thể tự kiểm tra xem trẻ có thực sự bị bạo hành hay không. Đã số trẻ em bị bạo hành thường sẽ tự thu mình và hạn chế nói chuyện, quấy khóc nhiều hơn và không muốn đến lớp.
Kiểm tra cơ thể trẻ
Không bao giờ việc bạo hành không để lại dấu vết trên cơ thể trẻ. Các dấu vết khi bị đánh hoàn toàn khác với các dấu vết khi trẻ bị gã hay gây gổ với bạn vậy nên phụ huynh hoàn toàn có thể kiểm tra xem trẻ có bị bạo hành hay không bằng cách này. Thường thường các vết tích bạo hành được tìm thấy ở mông, đùi và bắp chân trẻ. Tiếp theo là các vị trí như tay, đầu, và lưng.
Hãy lên tiếng
Nếu như bé nhà bạn đang có hiện tượng bị bạo hành thì hãy báo ngay với cơ quan chức năng có thẩm quyền để được giải quyết. Bạn không nên giữ im lặng và chuyển trường hay chuyển lớp cho con vì rất có thể có nhiều đứa trẻ khác cũng đang bị bạo hành như con bạn.
Bạo hành không chỉ đơn thuần để lại những vết thương thể chất mà còn cả những vết thương về mặt tinh thần cho trẻ. gần 70% trẻ em bị bạo hành có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và có những hành động bạo hành người khác do ám ảnh tâm lý. Bạo hành không chỉ mang lại nỗi đau tức thì cho chính con bạn, gia đình bạn, cho xã hội mà nỗi đau này còn kéo dài cho đến tận khi trẻ trưởng thành.
Cách để trẻ thoát khỏi hố đen bạo hành
Hãy tâm sự nhiều với vẻ, quan trong không được kéo trẻ ra khỏi cộng đồng cũng như bạn bè. Bạn bè và các mỗi quan hệ xã hội như một liều thuốc bổ cho trẻ, trẻ sẽ hoạt bát hơn khi được vui đùa và làm những điều mình thích với bạn bè cũng trang lứa.
Nếu tình trạng tâm lý của trẻ trở nên bất ổn sau khi bị bạo hành, bạn đừng ngại ngần đưa trẻ đi gặp các bác sĩ tâm lý, những người thực sự sẽ có phương án để giải tỏa sự sợ hãi cho trẻ theo cách khoa học và hợp lý nhất. Tuy nhiên hãy chỉ điều trị tâm lý khi bạn cảm thấy trẻ thật sự đang sợ hãi và bất ổn tột độ.
Tránh cho trẻ xem các bộ phim hay chơi các loại game có hình ảnh bạo lực vì trẻ co xu hướng trở nên bạo lực sau khi bị người khác bạo hành.