Cha mẹ nên làm gì khi bé bị còi xương?

Còi xương là bệnh gây nên bởi tình trạng rối loạn chuyển hóa vitamin D hoặc thiếu vitamin D. Bệnh còi xương thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, vì trong độ tuổi này hệ xương của trẻ đang phát triển nhanh và cần đủ chất dinh dưỡng, nó thường kèm theo một số bệnh như: suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu máu. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị còi xương?.

Cha mẹ nên làm gì khi bé bị còi xương? Cha mẹ nên làm gì khi bé bị còi xương?

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương

Trẻ bị bệnh còi xương phần lớn là do cơ thể thiếu vitamin D và canxi. Hai chất này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong một số hoạt động của cơ thể, nếu thiếu chúng sẽ làm giảm hấp thu canxi ở ruột, hạ canxi máu, rối loạn quá trình chuyển hóa xương.Trẻ có thể bị thiếu vitamin D và canxi do ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, chế độ ăn uống không hợp lý.

Ánh sáng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu cho cơ thể, nhờ có nó cơ thể mới có khả năng tự tổng hợp vitamin D cần thiết. Tuy nhiên, cha mẹ vì giữ gìn quá cẩn thận cho con, sợ con bị đen nên hạn chế con tiếp xúc với ánh sáng mặt trời dẫn tới thiếu hụt lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.

Sai lầm trong chế độ ăn uống của một số bà mẹ khiến cho cơ thể của trẻ không được cung cấp đầy đủ lượng vitamin D và canxi. Nhiều bậc cha mẹ cứ nghĩ cho trẻ ăn nhiều tinh bột, rau xanh, chất xơ là tốt. Nhưng thực ra, nếu cha mẹ cho trẻ ăn quá nhiều các chất này sẽ làm giảm hấp thu canxi, và tăng nguy cơ mắc bệnh còi xương.

vicare.vn-cha-me-nen-lam-gi-khi-be-bi-coi-xuong-body-1

2. Dấu hiệu trẻ bị còi xương

Trẻ còi xương có nhiều dấu hiệu điển hình:

  • Đường tiêu hóa có vấn đề: trẻ thường xuyên mắc các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân sống.

  • Xương có các biểu hiện như thóp rộng, xương sọ mềm, đầu dễ bị méo mó, đầu bẹt phía sau hoặc một bên do tư thế nằm. Với trẻ lớn còn có hiện tượng đau nhức xương khớp.

  • Rụng tóc vành khăn sau gáy hoặc rụng tóc từng mảng, tóc ở phía trước và sau gáy thưa mỏng.

  • Trẻ hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc thường xuyên giật mình và đổ mồ hôi nhiều đặc biệt khi ngủ.

  • Trẻ chậm phát triển, các cơ nhão, chậm mọc răng và các tiến trình như lẫy, bò, ngồi, đi...

3. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị còi xương

Tắm nắng cho trẻ hằng ngày

Nguyên lý: dưới da có lớp tiền vitamin D, khi có tác dụng của tia tử ngoại có trong ánh sáng mặt trời sẽ hoạt hóa các tiền vitamin thành vitamin D. Khi cho trẻ tắm nắng hay tắm điện, cha mẹ nên lưu ý để chân, tay, lưng, bụng của trẻ lộ ra ngoài ánh sáng (để trần, không để vải che) vì nếu để lớp vải quần áo che sẽ làm giảm việc hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời.

Việc tắm nắng trong một khoảng thời gian nhất định là rất tốt đối với trẻ, không những không khiến trẻ bị đen mà còn cung cấp đầy đủ lượng vitamin D cho cơ thể. Cha mẹ nên để cho trẻ tắm nắng khoảng từ 10 – 15 phút buổi sáng trước 9 giờ.

Theo một số nghiên cứu, ánh sáng mặt trời trước 9 giờ sáng có nguồn vitamin D rất dồi dào, tốt cho quá trình tự tổng hợp vitamin D trong cơ thể. Hơn nữa, nó còn giúp da dẻ hồng hào.

Chế độ ăn giàu canxi

Để cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể, cha mẹ nên cho trẻ ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như: sữa, cá, tôm,...vào trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.

Thêm vào đó, cha mẹ có thể cho dầu mỡ vào các món ăn khi chế biến cho trẻ, vì vitamin D rất dễ tan trong dầu, thúc đẩy quá trình hấp thu vitamin D.

vicare.vn-cha-me-nen-lam-gi-khi-be-bi-coi-xuong-body-2

Thiết lập thói quen sinh hoạt hợp lý

Các bậc cha mẹ cần duy trì, khuyến khích trẻ thường xuyên vận động, tập thể dục, thường xuyên ra ngoài trời để tiếp tục không khí trong lành, tăng cường sức khỏe cũng như sức đề kháng cho trẻ. Hoặc bổ sung thêm các dưỡng chất như: Immune Alpha, Sữa non, FOS chất xơ hòa tan giúp hệ miễn dịch của trẻ được hoàn thiện hơn, giảm ốm vặt, hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn.

Còi xương, suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về trí tuệ và thể chất của trẻ. Tuy nhiên, đây là bệnh có thể phòng và điều trị được, vậy nên các bậc cha mẹ cần trang bị những kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất, chống lại tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng.

Xét nghiệm tổng quát cho trẻ dưới 16 tuổi

Xét nghiệm định kì giúp bố mẹ chủ động theo dõi quá trình phát triển về thể chất và tâm sinh lý của con trẻ.

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home

Trẻ như thế nào thì cần đăng ký gói xét nghiệm này?

  • Dưới 16 tuổi
  • Chưa tiêm phòng vắc xin viêm gan B
  • Có dấu hiệu chán ăn
  • Trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng
  • Tiền sử gia đình có viêm gan, bệnh tim, tiểu đường, huyết áp cao...

Lợi ích khi đến với Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà NộiBệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

vicare.vn-cha-me-nen-lam-gi-khi-be-bi-coi-xuong-body-3

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý: 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm tổng quát cho trẻ dưới 16 tuổi của HoiBenh Home được cập nhật phía cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline: (024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984.999.501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Thuốc trị còi xương khuyên dùng cho trẻ
  • Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương, biếng ăn