Cha mẹ nên để trẻ chơi ngoài trời lạnh trong bao lâu?

Rất nhiều ông bố, bà mẹ không cho trẻ ra ngoài khi trời lạnh vì sợ con bị cảm lạnh, ốm. Do vậy, đã có những đứa trẻ gần như chỉ ở trong nhà trong suốt cả mùa đông. Vậy cha mẹ nên để trẻ chơi ngoài trời lạnh trong bao lâu để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng mà không xảy ra tình trạng nhiễm lạnh hay cảm cúm. Hiểu được nhu cầu cần thiết đó, bài viết này HoiBenh sẽ cung cấp những thông tin thiết thực nhất về vấn đề này để các bậc phụ huynh yên tâm hơn.

Cha mẹ nên để trẻ chơi ngoài trời lạnh trong bao lâu? Cha mẹ nên để trẻ chơi ngoài trời lạnh trong bao lâu?

Rất nhiều ông bố, bà mẹ không cho trẻ ra ngoài khi trời lạnh vì sợ con bị cảm lạnh, ốm. Do vậy, đã có những đứa trẻ gần như chỉ ở trong nhà trong suốt cả mùa đông. Vậy cha mẹ nên để trẻ chơi ngoài trời lạnh trong bao lâu để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng mà không xảy ra tình trạng nhiễm lạnh hay cảm cúm. Hiểu được nhu cầu cần thiết đó, bài viết này HoiBenh sẽ cung cấp những thông tin thiết thực nhất về vấn đề này để các bậc phụ huynh yên tâm hơn.

Sự bao bọc quá mức liệu có tốt?

Theo Bác sĩ Lê Thanh (Khoa Nhi- Bệnh viện Xanh Pôn - Hà Nội) cho biết: Việc cha mẹ bao bọc con thái quá càng làm cho trẻ yếu càng thêm yếu ớt, sức đề kháng kém và giảm cả hệ miễn dịch. Vì thế, dù là mùa nào, bố mẹ cũng nên cho trẻ ra ngoài để hít thở khí trời. Để trẻ tiếp xúc với nắng gió, được vận động, thỏa sức khám phá từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.
vicare.vn-cha-me-nen-de-tre-choi-ngoai-troi-lanh-trong-bao-lau-body-1

Trẻ được vận động ngoài trời, tiếp xúc với nắng gió sẽ có sức đề kháng tốt hơn.

Vậy cha mẹ nên để trẻ chơi ngoài trời lạnh trong bao lâu?

Vào mùa đông dù là sáng sớm, chiều muộn, hay giữa trưa đều là những thời điểm không thích hợp cho trẻ ra ngoài chơi. Nguyên nhân là do nhiệt độ quá lạnh, hoặc trong giờ nghỉ trưa cũng không tốt cho sức khỏe của trẻ. Tùy độ tuổi mà phụ huynh cho con mình chơi bên ngoài bao lâu là phù hợp. Nếu là trẻ nhỏ chưa tự đi được thì bố mẹ chỉ nên bế rong cho đi chơi dưới 30 phút/ngày.

Còn đối với trẻ lớn hơn có thể chơi khoảng nửa tiếng –1 tiếng /ngày, và có thể cho ra ngoài trời lâu hơn 1 giờ nếu thời tiết ấm áp.

Khi trời giá lạnh, phụ huynh chỉ nên cho con ra ngoài chơi vào khoảng 9-10h sáng, hoặc 14 - 15 giờ chiều, vì ở những thời điểm này nhiệt độ thường cao nhất trong ngày, trời cũng không quá lạnh nên trẻ có thể thoải mái chạy nhảy.

Không phải ngày nào trời lạnh cũng cho trẻ ra ngoài cũng tốt, mà chỉ nên cho trẻ ra ngoài chơi khi nền nhiệt độ ngoài trời trên 15 độ C, không có gió, mưa ẩm...

Đặc biệt chú ý: Mùa đông không nên cho trẻ tới nơi có nhiều cây cối, vì những nơi đó trẻ sẽ cảm thấy lạnh hơn. Chỉ cần chọn nơi có không khí trong lành, sạch sẽ và thoáng là thích hợp nhất cho trẻ thoải mái chơi đùa.

Không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo, bởi trẻ ra ngoài vận động chứ không phải hứng gió lạnh. Chỉ cần mặc ấm và nếu có dùng tất chân, găng tay, mũ, khăn quàng cổ...thì chỉ nên dùng loại mềm mỏng để trẻ không bị nóng, mà vẫn đủ giúp các bộ phận của cơ thể không bị nhiễm lạnh.

Trong quá trình chơi đùa nếu trẻ bị toát mồ hôi nhiều thì phụ huynh cần cởi áo, hoặc dùng khăn mềm lau mồ hôi, để giúp trẻ tránh được tình trạng mồ hôi gặp gió sẽ rất dễ bị cảm lạnh, viêm họng hoặc viêm phổi...
vicare.vn-cha-me-nen-de-tre-choi-ngoai-troi-lanh-trong-bao-lau-body-2

Lưu ý không nên cho trẻ ra ngoài trời lạnh khi:

- Trẻ đang bị ốm, sốt, mệt mỏi trong người....

- Trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi

- Những ngày nhiệt độ giảm mạnh dưới 10 độ C, lại có gió mùa thì không nên để trẻ chơi bên ngoài vì sức đề kháng của trẻ giảm sút nên dễ bị cảm lạnh, ho, sốt

- Tiêm phòng bệnh mùa đông cộng với chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ là phương thuốc tốt nhất giúp trẻ có thể chơi đùa ngoài trời lạnh mà không cần quản ngại.

Qua bài viết "Cha mẹ nên để trẻ chơi ngoài trời lạnh trong bao lâu?" chắc hẳn các bậc phụ huynh đã phần nào nắm được nên cho trẻ ra ngoài khi trời lạnh thế nào là phù hợp. Hy vọng rằng từ đây, các bậc làm cha mẹ luôn biết cách lựa chọn những điều tốt đẹp nhất cho con mình. Để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.