Cha mẹ ly hôn ảnh hưởng đến con trẻ như thế nào?

Khi cha mẹ ly hôn, con trẻ sẽ có một khoảng thời gian đặc biệt khó khăn, bởi phụ huynh sẽ bỏ bê không quan tâm nhiều đến con cái và con trẻ sẽ thiếu hụt tình cảm từ cha mẹ. Có thể ai đó cũng đã nói với bạn về điều này, bạn cũng lờ mờ nhận ra điều này. Nhưng cụ thể là như thế nào? HoiBenh sẽ cho bạn câu trả lời rất khoa học 1. Thiếu hụt tình cảm Đối với một đứa trẻ, cha luôn ...

Cha mẹ ly hôn ảnh hưởng đến con trẻ như thế nào? Cha mẹ ly hôn ảnh hưởng đến con trẻ như thế nào?

Khi cha mẹ ly hôn, con trẻ sẽ có một khoảng thời gian đặc biệt khó khăn, bởi phụ huynh sẽ bỏ bê không quan tâm nhiều đến con cái và con trẻ sẽ thiếu hụt tình cảm từ cha mẹ. Có thể ai đó cũng đã nói với bạn về điều này, bạn cũng lờ mờ nhận ra điều này. Nhưng cụ thể là như thế nào? HoiBenh sẽ cho bạn câu trả lời rất khoa học

1. Thiếu hụt tình cảm

Đối với một đứa trẻ, cha luôn là người cha và mẹ luôn là người mẹ, không ai thay thế được ai. Ngay cả khi bố mẹ ly hôn, bé ở với một trong hai người thì trong tâm trí bé hình ảnh cha mẹ vẫn không thể thay thế được cả hiện tại và tương lai.

Khi cha mẹ lục đục, cãy lẫy, chửi mắng nhau và dẫn đến ly dị thì nạn nhân đầu tiên của những hành động này không ai khác mà chính là những đứa con vô tội.

Con cái là nạn nhân vô tội trong 'cuộc chiến' của bố mẹ.
Con cái là nạn nhân vô tội trong 'cuộc chiến' của bố mẹ.

2. Bé trai có xu hướng ở với bố, bé gái ở với mẹ

Thông thường các bé có xu hướng chọn ở với người cùng giới tính với mình và ảnh hưởng từ tính cách của người đó. Con gái sẽ chọn ở với mẹ và con trai thường đồng cảm với người cha, dù bố mẹ đã ly dị. Trẻ thường bị ảnh hưởng từ tính cách, phong cách sống của người mà bé sống cùng do đó bé sẽ có những hành động tương tự người đó, thậm chí là thói quen xấu.

3. Tính cách bé gái

Con gái muốn là "công chúa trong mắt của bố." Nếu người cha mong muốn nhiều hơn ở người phụ nữ khác hay quan tâm nhiều đến những thứ khác hơn là gia đình, con gái ở một thời điểm nào đó sẽ muốn khám phá thế giới đó. Trong khi đó, bé gái có xu hướng giữ bí mật với mẹ. Trường hợp này tương tự như con trai.

4. Lấp đầy “khoảng trống”

Ly dị có thể tạo ra "khoảng trống" trong cấu trúc gia đình và trong đời sống của cả cha lẫn mẹ. Trẻ em sẽ thường xuyên mất tinh thần và thiếu thốn tình cảm từ cha mẹ. Một số người sẽ bị mắc kẹt trong "khoảng trống” đó. Ví dụ, trẻ em sẽ cố gắng thực hiện vai trò để lấp đầy khoảng trống đó. Ví dụ như con trai có thể làm những công việc của người cha như chăm sóc các em. Con gái có thể trở thành bạn đồng hành của người cha.

Trẻ em luôn cố gắng để lấy đầy 'khoảng trống' trong gia đình.
Trẻ em luôn cố gắng để lấy đầy 'khoảng trống' trong gia đình.

5. Xảy ra xung đột

Trẻ có cha mẹ ly hôn có thể bị các bạn chê cười, sủ nhục, điều này ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Nếu bố mẹ biết cảm thông với con có thể giúp con vượt qua được khó khăn này.

6. Cảm giác bị bỏ rơi

Bất cứ khi nào con bạn cảm giác cô đơn, bị bỏ rơi, hãy quan tâm đến chúng nhiều hơn. Nếu bạn lo ngại rằng con bạn đang cảm thấy bị bỏ rơi, bị tổn thương hoặc sợ hãi, hãy thử nói với con rằng: “Bố/mẹ cũng có cảm giác bị bỏ rơi, bị tổn thương, sợ hãi" để con nhận được sự đồng cảm.

Khi trẻ em cảm thấy cô đơn là lúc chúng cần bạn nhất.
Khi trẻ em cảm thấy cô đơn là lúc chúng cần bạn nhất.

7. Khi trẻ lớn sẽ muốn ở chung với bố mẹ

Điều này có thể rất đau đớn cho cha mẹ nuôi, bởi hầu hết trẻ chỉ chấp nhận tình cảm của bố mẹ ruột của mình. Càng lớn, trẻ càng có xu hướng muốn được sống cùng bố mẹ do đã trải qua quãng thời gian khó khăn và thiếu thốn tình cảm.

8. Việc giao tiếp là quan trọng

Vì các lý do khác nhau, việc kiểm soát đối với trẻ em có thể trở nên rất khó khăn. Vì vậy, phụ huynh nên giao tiếp nhiều với con để giữ quyền kiểm soát của mình. Hãy kiên nhẫn trò chuyện, quan tâm con mỗi ngày, nhắc nhở con từ bài tập về nhà, sinh hoạt ngăn nắp, giờ giấc...

(Nguồn: psychcentral.com)