Cha mẹ đã rõ dấu hiệu khi nào trẻ biết lẫy hay chưa?

Các cụ ta ngày xưa thường có câu: “Ba tháng biết lẫy, Bảy tháng biết bò, Chín tháng lò dò biết đi”. Lẫy là một trong những mốc phát triển vàng của trẻ, đánh dấu bước đầu tiên trong tiến trình vận động lẫy, bò, đứng, đi và bập bẹ nói những tiếng đầu tiên của bé. Tuy nhiên, khá nhiều bậc cha mẹ hiện nay thắc mắc về thời gian trẻ biết lẫy.

Cha mẹ đã rõ dấu hiệu khi nào trẻ biết lẫy hay chưa? Cha mẹ đã rõ dấu hiệu khi nào trẻ biết lẫy hay chưa?

Lẫy – mốc phát triển vàng trong vận động của trẻ

Khi bé nhà bạn biết lẫy, nghĩa là bé đã có thể tự điều khiển được cơ thể của mình. Khi bé lẫy, bé đã phát triển cả về mặt vận động cơ thể lẫn mặt tâm lý. Bởi việc lẫy của bé chỉ diễn ra khi cơ tay và cơ cổ của bé đủ khỏe. Thêm vào đó, khi bé lẫy cũng có nghĩa là bé đã có thể nhìn thấy mọi thứ xung quanh theo một tầm nhìn hoàn toàn mới: rộng mở hơn, rõ ràng hơn, chủ động hơn.

Khi bé đã biết lẫy, quá trình vận động sau này của bé sẽ dễ dàng được thực hiện hơn bởi các cơ của bé sử dụng cho việc lẫy cũng có thể sử dụng khi bé ngồi, bò hay đi. Khi phần cổ, lưng, chân và cánh tay của bé cứng cáp thì bé biết lẫy sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều.
vicare.vn-cha-me-da-ro-khi-nao-tre-biet-lay-body-1

Khi nào thì trẻ biết lẫy?

Có nhiều trẻ biết lẫy từ khi trẻ mới 3 tháng tuổi, một số trẻ khác thì chậm hơn, trẻ sẽ biết lẫy vào lúc trẻ được 4-5 tháng, tuy nhiên có trẻ lại “bỏ qua” giai đoạn này để biết bò, biết ngồi.

Khi bé “trốn lẫy”, bạn cũng không nên quá lo lắng về vấn đề này, tuy nhiên bạn cần quan sát trẻ nhiều hơn để xem trẻ có ham thích các hoạt động quan sát hay khám phá những thứ mới mẻ hơn không. Nếu như bé hiếu động với những hoạt động này, bạn không cần phải quá lo ngại nhưng khi con bạn rất thờ ơ với những hoạt động khám phá hay có những biểu hiện khác thì bạn nên nhờ tới sự tư vấn của các bác sĩ hay tham khảo những thông tin từ HoiBenh.

Cha mẹ có thể giúp trẻ biết lẫy

Hãy khéo léo khuyến khích trẻ biết lẫy bằng các trò chơi. Bạn hãy thử rung một chiếc lục lạc ngay bên cạnh bé để thu hút sự chú ý của bé, bé sẽ cố nhoài người ra để nắm lấy chiếc lục lạc. Cha mẹ lưu ý rằng mọi sự phát triển của trẻ đều cần tuân thủ theo tự nhiên nên cha mẹ cũng không cần quá chú tâm vào việc để bé nhoài người để lấy bằng được chiếc lục lạc. Hãy khuyến khích bé, thay vì bắt buộc. Một số trẻ thích nằm nghiêng, đây cũng là một trong những dấu hiệu chứng tỏ trẻ sẽ nhanh biết lẫy. Hoặc nếu trẻ thường có thói quen hay giơ hai chân lên và lắc chân, cha mẹ có thể giúp bé dịch chuyển người bằng cách đưa tay xuống phần lưng của bé để bé có điểm tựa và dịch người.

Nếu như qua thời gian vàng để trẻ biết lẫy, bạn có thể để đồ chơi cạnh trẻ để có thể khuyến khích trẻ lẫy. Nhiều bậc cha mẹ luôn vỗ tay động viên trẻ để trẻ cảm nhận được rằng việc phát triển vận động là một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ và không có gì phải sợ hãi hay lo lắng cả. Có nhiều bé sinh non nên việc biết lẫy chậm hơn các bé khác cũng là quy luật bình thường. Cha mẹ không nên quá lo lắng về việc trẻ biết lẫy muộn.
vicare.vn-cha-me-da-ro-khi-nao-tre-biet-lay-body-2

Hãy chú ý tới trẻ trong thời gian trẻ biết lẫy

Vào thời điểm trẻ sẽ thực hiện việc lẫy, cha mẹ tuyệt đối không nên để bé ở một mình trên giường hay trên ghế mềm vì bé có thể lẫy bất cứ lúc nào. Suy nghĩ “đặt đâu, con nằm đấy” đã không còn an toàn với trẻ trong giai đoạn này nữa rồi.

Sau khi trẻ biết lẫy, hãy luôn để mắt tới trẻ, hãy luôn nghĩ bé nằm đó có an toàn không, liệu cú lẫy của bé có làm xô lệch chăn gối hay gây ra sự khó chịu nào cho bé không. Cha mẹ hãy đặc biệt lưu tâm đến trẻ trong giai đoạn này.

Lẫy là một dấu mốc quan trọng trong quá trình vận động của trẻ, vì vậy cha mẹ hãy luôn đồng hành với trẻ để có thể giúp trẻ hoàn thiện các chức năng một cách toàn diện và an toàn nhất.