Cha mẹ cẩn thận kẻo nhầm tự kỷ và trầm cảm ở trẻ!
Ngày nay, tình trạng rối loạn tinh thần ở trẻ xảy ra khá phổ biến trong đó tự kỷ và trầm cảm là hai bệnh dễ mắc phải. Tuy nhiên do có một số biểu hiện giống nhau mà nhiều người nhầm tự kỷ và trầm cảm ở trẻ. Vậy làm sao để có thể phân biệt 2 chứng bệnh này, cha mẹ hãy cùng HoiBenh và các chuyên gia tâm lý của Viện tâm lý SUNNYCARE theo dõi những thông tin sau đây.
Cha mẹ cẩn thận kẻo nhầm tự kỷ và trầm cảm ở trẻ!
Ngày nay, tình trạng rối loạn tinh thần ở trẻ xảy ra khá phổ biến trong đó tự kỷ và trầm cảm là hai bệnh dễ mắc phải. Tuy nhiên do có một số biểu hiện giống nhau mà nhiều người nhầm tự kỷ và trầm cảm ở trẻ. Vậy làm sao để có thể phân biệt 2 chứng bệnh này, cha mẹ hãy cùng HoiBenh và các chuyên gia tâm lý của Viện tâm lý SUNNYCARE theo dõi những thông tin dưới đây.
Sự khác nhau về khái niệm tự kỷ và trầm cảm ở trẻ
Tự kỷ ở trẻ là gì?
Theo các tài liệu được công bố, tự kỷ là một chứng bệnh khuyết tật biểu hiện trong vòng 3 năm đầu đời ở trẻ sau đó phát triển đến suốt đời. Bệnh gây ra bởi sự rối loạn hệ thần kinh làm ảnh hưởng đến hoạt dộng của não, dẫn đến những bất thường trong suy nghĩ và hành động của trẻ.
Trẻ tự kỷ thường biểu hiện một cách rõ ràng về các khiếm khuyết xã hội, khó điều chỉnh hành vi, khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp xã hội, sống khép kín trong thế giới của bản thân.
Trầm cảm ở trẻ là gì?
Trầm cảm ở trẻ được định nghĩa là một chứng bệnh rối loạn tâm lý, bệnh khiến bản thân luôn trong trạng thái buồn chán và mất hứng thú kéo dài. Trầm cảm ở trẻ khiến trẻ dần mất đi cảm nhận, các trạng thái tinh thần, có suy nghĩ và cách hành xử khác thường. Khi trầm cảm ở trẻ kéo dài sẽ khiến trẻ không còn cảm giác vui vẻ hay hứng thú khi nói chuyện, giao tiếp với mọi người thậm chí nghiêm trọng hơn còn có ý nghĩ tự tử.Các triệu chứng tự kỷ và trầm cảm ở trẻ
Nhiều người thường nhầm lẫn các triệu chứng của tự kỷ và trầm cảm ở trẻ là giống nhau tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy.
Triệu chứng tự kỷ ở trẻ
Trẻ bị tự kỷ có các triệu chứng khá rõ ràng mà cha mẹ, mọi người có thể nhận biết đó là:
Trẻ chậm nói, chậm phát triển về ngôn ngữ chỉ thường ê a cho đến khi 5 tuổi.
Sống khép kín, không quan tâm đến mọi việc diễn ra xung quanh, thờ ơ với giao tiếp ngôn ngữ hay tránh giao tiếp bằng mắt với mọi người kể cả cha mẹ.
Khả năng phản ứng chậm, không đáp lại khi có người gọi tên hay nói chuyện cùng.
Rụt rè, nhút nhát không thích chơi với người khác, không thích ở nơi đông người.
Không thích sự thay đổi kể cả đồ chơi, nơi ở hay bất kỳ sự thay đổi về hoàn cảnh nào khác.
Lặp lại các hoạt động, hành vi của cơ thể mà không có mục đích như vỗ tay, đung đưa cơ thể...
Thường xuyên gào khóc, đi trốn khi không thích hay không hứng thú với việc gì đó. Thậm chí làm làm tổn thương chính bản thân như cào cấu, đập đầu vào tường, cửa...
- Bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn trong ăn uống.
Triệu chứng trầm cảm ở trẻ
Trầm cảm ở trẻ có triệu chứng khá đa dạng, ở mỗi trẻ có thể biểu hiện một cách khác nhau ví dụ như có trẻ chỉ thích ngủ, có trẻ lại khó ngủ; có trẻ thích ăn nhiều nhưng có trẻ lại biếng ăn không có cảm giác thèm ăn... Dù vậy, trầm cảm ở trẻ thường có những triệu chứng sau:
Luôn cảm thấy buồn chán, suy nghĩ trống rỗng.
Mệt mỏi, stress, không thể tập trung vào bất cứ việc gì.
Hay có cảm giác lo lắng, thấy có lỗi và dễ bị kích động về mặt cảm xúc, có thể gào khóc...
Luôn cảm thấy mình có lỗi về một việc gì đó khiến trạng thái càng u uất, buồn khổ.
Thường cảm thấy đau đầu, đau bụng hay có các vấn đề về hệ tiêu hóa.
Có suy nghĩ, ý định tự tử hay cố tìm cách để tự tử khi có cơ hội.
Qua thông tin trên có thể thấy, tự kỷ và trầm cảm tuy đều thuộc chứng bệnh về tâm thần, cả 2 chứng bệnh tự kỷ và trầm cảm ở trẻ đều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển lâu dài của trẻ sau này. Tuy nhiên ở mỗi chứng bệnh lại biểu hiện khác nhau do đó cha mẹ cần theo dõi, tìm hiểu thông tin về 2 bệnh này và sớm cho trẻ đi khám và tìm ra biện pháp can thiệp kịp thời.
Xem thêm:
- Cách điều trị trầm cảm không dùng thuốc
- Bệnh trầm cảm nên uống thuốc gì?