Cha mẹ cần làm gì khi trẻ còi xương?
Còi xương là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Khi nhìn cảnh con mình yếu ớt, gầy gò bất cứ ai cũng đau lòng, lo lắng. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ còi xương để giúp con khỏe mạnh hơn? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu về vấn đề còi xương ở trẻ qua bài viết sau đây.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ còi xương?
Còi xương là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Nhìn cảnh con mình yếu ớt, gầy gò chắc hẳn bất cứ ai cũng đau lòng, lo lắng. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ còi xương để giúp con khỏe mạnh hơn? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu về vấn đề còi xương ở trẻ qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân còi xương ở trẻ em là gì?
Còi xương là bệnh do thiếu vitamin D. Một số nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu vitamin D:
Thiếu ánh nắng mặt trời
Nhiều bố mẹ hay kiêng khem cho con của mình, sợ trẻ bị đen hay sợ trẻ tiếp xúc với ánh nắng nhiều sẽ ốm dễ ốm.
Nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng, trẻ sinh vào mùa đông mặc quá nhiều quần áo, không được đưa ra ngoài trời tắm nắng, hoặc ở vùng núi cao có nhiều sương mù... là những nguyên nhân khiến quá trình tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng.
Do chế độ ăn uống
Việc cho trẻ ăn sữa ngoài nhiều hơn sữa mẹ cũng có thể là nguyên nhân làm giảm lượng canxi và phốt pho dẫn đến trẻ bị còi xương. Bên cạnh đó, việc cho trẻ ăn quá nhiều tinh bột và chất đạm ít dầu mỡ cũng có nguy cơ gây còi xương vì trong bột có chất gây cản trở hấp thụ canxi ở ruột.
Một số ít trẻ bị bệnh còi xương bẩm sinh
Do mang song thai, hoặc người mẹ gặp một số vấn đề về sức khỏe...
>>> Xem thêm: Những điều nhất định bạn phải biết về bệnh còi xương ở trẻ
Dấu hiệu của trẻ bị còi xương
Nếu bạn thấy trẻ có những biểu hiện như ngủ không ngon, đổ mồ hôi nhiều hoặc bị rôm sảy... thì nên chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận hơn.
Khi thấy trẻ mọc ít tóc, phần tóc khá mỏng đặc biệt là phần tóc sau gáy thì khả năng bé bị còi xương là rất cao. Trong trường hợp này, bạn nên đưa trẻ nhà mình đến gặp bác sĩ để tiến hành xét nghiệm máu, kiểm tra lượng canxi của trẻ. Nếu không bị thiếu canxi thì nhiều khả năng bị thiếu phốt pho.
Dấu hiệu nặng hơn của bệnh còi xương ở trẻ là bé hoạt động kém hơn bình thường, chân tay uể oải, chân có dáng vòng kiềng, có những mảng hói lớn trên da đầu bé...
Nhiều lúc bạn sẽ thấy xương của bé mềm đến mức khi chạm vào có cảm giác như bé không có xương. Bên cạnh đó, phần xương ở cổ tay và ngón tay có xu hướng nhô hẳn lên.
Ngoài ra còn một số biểu hiện khác có thể nhận biết trẻ bị còi xương như: Răng mọc chậm, trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi...so với các bé cùng tuổi.Cha mẹ cần làm gì khi trẻ còi xương?
Điểu chỉnh chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ
Điều chỉnh chế độ ăn uống, dinh dưỡng là rất quan trọng bởi nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ là qua ăn uống. Trong các bữa ăn, các bậc phụ huynh cần bổ sung những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng như: Thịt, cá, trứng, các loại rau xanh,...Ngoài ra, nên thêm dầu ăn vào bữa ăn hàng ngày của trẻ để bé có thể hấp thụ vitamin D tốt hơn.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: Các mẹ nên cho trẻ tắm nắng hàng ngày từ 10 -15 phút vào buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông, nên cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện.
Ngoái ra, mẹ nên cho bé bú đủ nhu cầu, ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: Sữa, các, cua, tôm,...trong các bữa ăn hàng ngày.
Thiết lập thói quen sinh hoạt hợp lý cho trẻ ngay từ nhỏ
Cha mẹ cần xây dựng, duy trì và khuyến khích trẻ thường xuyên vận động, tập thể dục để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho trẻ. Hoặc đưa trẻ đi dạo chơi hít thở khí trời để tránh được tình trạng thiếu vitamin D.
Còi xương có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về cả trí tuệ và thể chất của trẻ. Tuy nhiên, đây là bệnh có thể phòng và điều trị được, vì vậy qua bài viết cha mẹ cần làm gì khi trẻ còi xương hy vọng rằng các bậc phụ huynh đã phần nào hiểu được nguyên nhân của căn bệnh này, từ đó có cách khắc phục phù hợp nhất với tình trạng của con mình.