Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ngộ độc thuốc hạ sốt?
Trẻ thường hay bị sốt và phải dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc hạ sốt do bất cần hay thiếu hiểu biết mà nhiều trẻ bị ngộ độc thuốc gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách. Vậy làm sao để nhận biết trẻ bị ngộ độc thuốc, các bậc cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ngộ độc thuốc hạ sốt, làm sao để phòng tránh tình trạng ngộ độc thuốc hạ sốt ở trẻ? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu những vấn đề về ngộ độc thuốc hạ sốt ở trẻ trên trong bài viết này.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ngộ độc thuốc hạ sốt?
1. Sử dụng thuốc hạ sốt
Trước khi đến với câu hỏi cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ngộ độc thuốc hạ sốt thì chúng ta sẽ tìm hiểu về việc sử dụng thuốc hạ sốt.
Thuốc hạ sốt với thành phần chính là Paracetamol được sử dụng khá phổ biến và được bán rộng rãi ở các nhà thuốc. Thuốc này có khá nhiều biệt dược do những hãng thuốc khác nhau sản xuất như Hapacol, Panadol, Panamax, Efferalgan,...
Thuốc hạ sốt Paracetamol được sử dụng để điều trị triệu chứng sốt cũng như đau ở mức độ trung bình và nhẹ cho trẻ em. Nếu sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, đúng liều thì thuốc hạ sốt được coi là an toàn, ít gây tác dụng phụ cho trẻ. Trái lại, nếu bạn sử dụng thuốc không đúng hướng dẫn, quá liều thì có thể gây ngộ độc dẫn đến hậu quả đáng tiếc, thậm chí là tử vong.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ngộ độc thuốc
Trẻ bị ngộ độc thuốc nói chung cũng như thuốc hạ sốt nói riêng thường sẽ có những biểu hiện sau:
- Ở đường tiêu hóa: trẻ bị đau bụng nhiều, buồn nôn và nôn ói nhiều, thậm chí một số trẻ bị tiêu chảy.
- Đường hô hấp: Trẻ có thể đột ngột ho sặc sụa, đặc biệt là những trẻ nhỏ do tâm lý hoảng sợ, nặng hơn thì trẻ có thể có những biểu hiện như thở nhanh, tím môi hay khó thở.
- Hệ thần kinh: Tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau mà trẻ bị hôn mê hay co giật toàn thân và run tay chân, run giật cơ ở mặt, ngực, đùi và cánh tay, rồi yếu cơ và sau đó là liệt cơ. Trường hợp nặng hơn nữa thì có thể gây liệt hô hấp cũng như rối loạn nhịp tim.
- Tăng tiết: Khi bị ngộ độc thuốc trẻ thường bị tăng tiết đàm nhớt ở cổ họng, đường hô hấp và dịch tiêu hóa tăng bất thường cũng như tay chân trẻ bị lạnh vì vã mồ hôi và chảy nước miếng nhiều.
Đó là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết trẻ bị ngộ độc thuốc hạ sốt. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ngộ độc thuốc hạ sốt? Câu trả lời sẽ có ngay trong phần kế tiếp.
3. Cần xử trí thế nào khi trẻ bị ngộ độc thuốc hạ sốt?
Các bậc cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ngộ độc thuốc hạ sốt?
Trước hết, khi trẻ bị ngộ độc thuốc thì các bậc cha mẹ phải hết sức bình tĩnh để thực hiện biện pháp sơ cứu ban đầu cho trẻ đúng cách để bảo vệ trẻ trước những tác hại của tình trạng ngộ độc thuốc. Cách sơ cứu như sau:
- Xác định xem trẻ đã uống nhầm loại thuốc gì, liều lượng bao nhiêu? Mang mẫu thuốc mà trẻ đã uống báo cho bác sĩ biết, việc này sẽ giúp con bạn được điều trị tích cực bằng những biện pháp giải độc phù hợp nhất, giúp trẻ nhanh chóng vượt qua cơn nguy hiểm khi bị ngộ độc thuốc.
- Khi phát hiện trẻ bị ngộ độc thuốc, bạn hãy giữ con ở tư thế ngồi hoặc đứng, tuyệt đối không để trẻ ở tư thế nằm để các chất trong dạ dày khi bé nôn ói không trào lên thực quản và vào khí phế quản cũng như phổi gây nguy hiểm cho trẻ.
- Trong trường hợp trẻ tỉnh táo và chưa bị nôn trớ và vẫn còn phản ứng tốt thì các bậc cha mẹ nên giúp trẻ nôn để loại bớt chất độc hại ra khỏi cơ thể. Bạn có thể dùng ngón tay của mình (nên quấn thêm một miếng gạc mềm và sạch) để kích thích nhẹ nhàng vào vùng sàn của họng của con (chỗ lưỡi gà) để giúp con có thể nôn phần nào thuốc đã uống ra. Lưu ý là động tác kích thích gây nôn phải nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương vùng họng của bé.Tuy nhiên, khi trẻ đã bị hôn mê, đang lên cơn co giật thì đối không được gây nôn.
- Sau khi sơ cứu ban đầu thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện gần nhất để được bác sĩ cấp cứu, giải độc cho con
4. Cách phòng tránh ngộ độc thuốc hạ sốt ở trẻ
Bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ngộ độc thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn phòng tránh tình trạng ngộ độc thuốc hạ sốt ở trẻ:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi cho trẻ dùng.
- Sử dụng thuốc với đúng liều lượng theo đúng chỉ định.
- Không tự ý cho trẻ dùng thuốc phối hợp bởi một số thuốc như Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin,... sẽ tăng độc tính của paracetamol trên gan.Tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng phối hợp với các thuốc khác.
- Để thuốc ở nơi an toàn, xa tầm với của trẻ để tránh trường hợp bé nhà bạn có thể uống thuốc hay nhai thuốc không có kiểm soát.
- Với những trẻ có cơ địa nhạy cảm với thuốc thì bé vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi độc tính của Paracetamol ngay cả khi dùng thuốc ở liều thấp. Do đó, các bậc cha mẹ cần theo dõi con mình trong thời gian dùng thuốc hạ sốt và thông báo ngay cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn mà trẻ gặp phải khi sử dụng thuốc cũng như đưa con tới các cơ sở y tế khi con có các triệu chứng hoặc nghi ngờ con bị ngộ độc thuốc để xử trí kịp thời.
Xem thêm:
- Có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm phòng?
- Các loại thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh an toàn nhất được các mẹ tin dùng
- Thuốc efferalgan 500mg là thuốc gì? Có dùng được cho trẻ trên 12 tuổi hay không?