Cha mẹ cần dạy những gì khi trẻ 2 tuổi?

Để giúp trẻ có thể phát triển tốt nhất cả về thể chất và não bộ, các bậc cha mẹ luôn tìm những phương pháp dạy trẻ để kích thích sự phát triển cho trẻ ở từng độ tuổi. Vậy cha mẹ cần dạy trẻ 2 tuổi những điều gì để trẻ có thể phát triển tốt. Bài viết dưới đây, Vicare sẽ gợi ý những phương pháp dạy khi trẻ bắt đầu bước sang tuổi thứ 2.

Cha mẹ cần dạy những gì khi trẻ 2 tuổi? Cha mẹ cần dạy những gì khi trẻ 2 tuổi?

Để giúp trẻ có thể phát triển tốt nhất cả về thể chất và não bộ, các bậc cha mẹ luôn tìm những phương pháp dạy trẻ để kích thích sự phát triển cho trẻ ở từng độ tuổi. Vậy cha mẹ cần dạy trẻ 2 tuổi những điều gì để trẻ có thể phát triển tốt. Bài viết dưới đây, Vicare sẽ gợi ý những phương pháp dạy khi trẻ bắt đầu bước sang tuổi thứ 2.

1. Giúp phát triển thể chất và vận động

Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể bước đi khá vững và bắt đầu leo trèo xung quanh. Để dạy trẻ 2 tuổi, nếu trẻ đã đi bộ tốt, thì cha mẹ hãy giúp trẻ leo bậc cầu thang để trẻ có thể hình thành sự tự tin. Hoạt động này giúp trẻ học cách kiểm soát các cơ bắp để giữ thăng bằng và chuyển động cơ thể khi leo lên, leo xuống bên cạnh sự hỗ trợ của cha mẹ.

Khi trẻ biết leo trèo, trẻ sẽ rất thích leo lên sofa, giường hoặc những thứ trong tầm với của trẻ. Do vậy, cha mẹ nên giám sát trẻ thật kỹ, nên mua thảm chơi để nếu trẻ ngã thì tấm thảm sẽ có tác dụng như một tấm đệm đỡ trẻ.

vicare.vn-cha-me-can-day-nhung-gi-khi-tre-2-tuoi-body1

Giai đoạn 18-24 tháng, trẻ đã biết cầm bút và vẽ nguệch ngoạc các nét trên giấy hoặc các bề mặt khác như tường, bàn ghế, bất cứ chỗ nào bé muốn vẽ. Vậy muốn dạy trẻ 2 tuổi phát triển một cách toàn diện, cha mẹ nên chuẩn bị cho trẻ thật nhiều giấy hoặc một tấm bảng lớn loại có thể dễ dàng xóa đi, để trẻ có thể viết vẽ lên đó tránh vẽ lên tường hay các đồ đạc khác trong nhà. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên thử mua loại bút hoặc dụng cụ đánh dấu nào dễ tẩy rửa và không chứa chất độc hại.

2. Giúp trẻ phát triển cảm xúc và giao tiếp xã hội

Ở giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu thích làm việc vặt. Phương pháp hay nhất để dạy trẻ 2 tuổi phát triển cảm xúc và giao tiếp đó là cha mẹ hãy giúp trẻ trở nên bận rộn và cùng tham gia vào các hoạt động hằng ngày của cha mẹ như đề nghị bé giúp vứt rác vào thùng, cất đồ chơi vào tủ. Việc này sẽ giúp trẻ nhận biết được mối tương quan giữa các đồ vật.

Ngoài ra, trẻ ở giai đoạn này cũng bắt đầu chơi trò đóng giả. Như bé có thể giả vờ đóng vai mẹ và chơi với búp bê. Để dạy trẻ 2 tuổi tốt và nhận biết được mọi thứ xung quanh, cha mẹ hãy luôn chơi cùng trẻ, đặt ra các câu hỏi để trẻ trả lời khi trẻ đang chơi cùng với búp bê. Việc này sẽ khuyến khích kỹ năng xã hội và cảm xúc của trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên đề nghị các thành viên gia đình cùng tham gia trò chơi này với trẻ.

3. Phát triển khả năng học tập và nhận thức

Khi trẻ 2 tuổi, trẻ đã có khả năng nhận biết đồ vật và động vật. Phương pháp dạy trẻ 2 tuổi ở đây là cha mẹ có thể cha trẻ làm quen với những tấm thẻ, sách và các hình ảnh từ tạp chí có những hình ảnh của đồ vật và động vật mà trẻ có thể nhận biết, kích thích khả năng tiếp nhận và học hỏi của trẻ.

vicare.vn-cha-me-can-day-nhung-gi-khi-tre-2-tuoi-body2

Ngoài ra, trong thời kỳ năng, trẻ cũng bắt đầu tăng cấp độ các kỹ năng như: suy nghĩ, học tập, ghi nhớ và lý luận. Khi đó, để dạy trẻ 2 tuổi học tập và nhận thức, cha mẹ hãy bắt đầu cho trẻ thấy mình có thể nhớ một việc nào đó bằng những hành động đơn giản. Hay những người mà trẻ đã gặp sẽ trở nên dần quen thuộc hơn và trẻ sẽ tỏ ra không còn sợ hãi như khi lần đầu gặp.

Cung với đó, cha mẹ có thể cho trẻ tham gia vào việc chuẩn bị bữa ăn, chẳng hạn như khi dọn cơm, cha mẹ hãy hỏi trẻ bát ở đâu, để trẻ có thể nhận diện được đồ vật và nhớ vị trí đồ vật đó để.

4. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và giác quan

Với độ tuổi là 2 tuổi, trẻ đã có thể hiểu được gấp 10 lần khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ.

Khi đó có thể trẻ có thể chưa nói được rõ câu “con yêu mẹ”. Nhưng trẻ vẫn có thể hiểu được những câu ngắn và làm theo như: “sữa, sữa”, “ngồi xuống” hay “vứt rác”, “đi”... Vì thế, để dạy trẻ 2 tuổi trong giai đoạn này, cha mẹ nên cân nhắc những gì mình nói trước mặt trẻ vì trẻ vẫn đang lắng nghe và tiếp nhận những gì trẻ nghe được.