Cefixime là thuốc gì?

Cefixime là thuốc gì? Đây là loại thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Sau đây Vicare sẽ giải đáp tất cả thắc mắc về thuốc Cefixime.

Cefixime là thuốc gì? Cefixime là thuốc gì?

Cefixime là thuốc gì? Đây là loại thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Sau đây HoiBenh sẽ giải đáp tất cả thắc mắc về thuốc Cefixime.

Tìm hiểu tác dụng của thuốc Cefixime là thuốc gì?

Cefixime là một kháng sinh nhóm cephalosporin, nhóm kháng sinh này hoạt động bằng cách ngăn chặn vi khuẩn phát triển.Vì thế Cefixime được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Cụ thể là:

  • Viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm khuẩn thứ phát đường hô hấp, giãn phế quản do nhiễm khuẩn
  • Bị viêm đường mật, túi mật
  • Viêm bể thận
  • Viêm bàng quang
  • Viêm niệu đạo do bệnh lậu gây nên
  • Bệnh viêm xoang, viêm tai giữa
  • Sốt hồng ban

Thuốc sẽ không có hiệu quả điều trị với các bệnh do virus gây ra như cảm, cúm thông thường. Nếu sử dụng không cần thiết hoặc lạm dụng bất cứ loại kháng sinh nào sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.

vicare.vn-cefixime-la-thuoc-gi-body-1

Liều dùng thuốc Cefixime như thế nào?

Khi uống thuốc Cefixime bạn có thể uống kèm hoặc không kèm với thức ăn, tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, liều lượng thuốc sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng với điều trị của bạn.

Với người lớn

Bình thường là 1 lần/ngày. Nếu đang dùng thuốc ở dạng viên cần nhai thật kĩ

  • Bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng: Cần uống 400mg, 1 lần/ngày. Hoặc uống 200mg sau mỗi 12h
  • Bệnh nhân bị viêm tai giữa: Có thể dùng hỗn dịch thuốc uống hoặc thuốc viên nhai. Cụ thể là 400mg / lần/ ngày hoặc uống 200mg sau mỗi 12 giờ.
  • Bệnh nhân bị viêm amidan/viêm họng: Có thể uống 400mg/lần/ngày hoặc uống 200mg sau mỗi 12 giờ.
  • Bệnh nhân bị viêm phế quản cấp: Uống 400mg/lần/ngày hoặc uống 200mg sau mỗi 12 giờ.
  • Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn lậu – không biến chứng, nhiễm trùng cổ tử cung, niệu đạo, trực tràng – không biến chứng thì uống một liều 400mg.

Với trẻ em

Với trẻ em có thể dùng thuốc 2 lần/ ngày ( sau mỗi 12h) thuốc ở dạng hỗn dịch uống hoặc thuốc viên nhai. Liều lượng thuốc sẽ dựa theo cân nặng.

  • Trẻ bị viêm tai giữa từ 6 tháng tuổi đến 12 tuổi cân nặng từ 45kg trở xuống có thể cho trẻ uống 8mg/kg/lần/ngày hoặc uống 4mg/kg sau mỗi 12 giờ.
  • Trẻ em bị viêm tai giữa cân nặng trên 45kg hoặc lớn hơn 12 tuổi thì uống Cefixime với liều lượng 400mg/lần/ngày hoặc 200mg sau mỗi 12h.
  • Trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng, viêm họng – viêm amidan, viêm phế quản cấp trẻ từ 6 tháng tuổi đến 12 tuổi ( cân nặng dưới 45kg) thì uống 8mg/kg/ 1 lần/ngày hoặc uống 4mg/kg sau mỗi 12 giờ.
  • Trẻ bị nhiễm trùng tiết niệu không biến chứng, viêm họng, viêm phết quản nặng trên 45kg và lớn hơn 12 tuổi thì uống 400mg/lần/ngày hoặc uống 200mg sau mỗi 12 giờ.

Lưu ý:

  • Kháng sinh hoạt động hiệu quả nhất khi nồng độ thuốc được duy trì ở mức độ ổn định. Vì thế nên dùng thuốc vào khoảng thời gian bằng nhau, chẳng hạn hôm trước bạn dùng thuốc lúc 8h tối thì hôm sau bạn cũng nên dùng thuốc vào 8h tối.
  • Thậm chí khi bệnh đã khỏi, triệu chứng bệnh biến mất sau vài ngày điều trị nhưng vẫn tiếp tục dùng thuốc cho đến hết liều lượng được chỉ định. Vì ngừng thuốc quá sớm sẽ khiến vi khuẩn phát triển, nhiễm trùng tái phát nặng hơn.
  • Nếu bệnh vẫn tiếp diễn hoặc trở bệnh nặng hơn cần thông báo ngay cho bác sĩ

Bảo quản thuốc Cefixime như thế nào tốt?

  • Thuốc Cefixime bảo quản tốt nhất là ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng trực tiếp.
  • Tuyệt đối không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá
  • Mỗi loại thuốc sẽ có phương pháp bảo quản phù hợp, cần phải đọc kĩ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc chỉ dẫn của dược sĩ.
  • Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi
  • Không bỏ thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước.
  • Vứt thuốc khi quá hạn và không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến của bác sĩ tiêu hủy thuốc một cách an toàn.

Cefixime có những dạng và hàm lượng nào?

Cefixime có những dạng và hàm lượng sau:

  • Hỗn dịch, thuốc uống: hàm lượng là 100mg/5 ml, 200mg/5 ml, 500mg/5 ml
  • Viên nén, thuốc uống: hàm lượng là 200mg, 400mg.
  • Viên nang, thuốc uống hàm lượng là 200mg, 400mg.
  • Viên nhai, thuốc uống hàm lượng là 100mg, 150mg, 250mg.

Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc cefixime?

Khi dùng bất cứ loại thuốc nào bạn cũng cần quan tâm đến tác dụng phụ và dùng thuốc cefixime cũng vậy. Nếu gặp bất cứ triệu chứng nghiêm trọng nào dưới đây hãy gọi ngay bác sĩ:

  • Dị ứng, phát ban, khó thở, sưng phù ở mặt, môi, lưỡi, cổ họng cần gọi bác sĩ.
  • Tiêu chảy nước hoặc đi ra máu
  • Sốt, viêm đau sưng họng, đau khớp cùng với đó là triệu chứng phỏng giộp da, lột da, ban đỏ trên da.
  • Tê cóng hoặc cảm giác ngứa ran trên da
  • Ấm người, da mẩn đỏ
  • Sưng phù nề ở bàn tay và bàn chân
  • Nhịp tim nhanh và đập mạnh
  • Đau tức ngực, thở hụt hơi

Một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn

  • Buồn nôn, đau bụng, táo bón, chán ăn kéo dài
  • Tâm trạng lo lắng, buồn ngủ
  • Đi tiểu nhiều về ban đêm
  • Đau đầu
  • Sổ mũi, ho
  • Ngứa hoặc tăng tiết dịch ở âm đạo.

Tùy vào cơ địa của từng người mà tác dụng phụ của cefixime có những biểu hiện khác nhau. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.

vicare.vn-cefixime-la-thuoc-gi-body-2

Lưu ý trước khi dùng thuốc cefixime

  • Báo với bác sĩ ngay nếu bạn dị ứng với các loại thuốc sau cefaclor, penicillin, cefadroxil (Duricef), cefamandole (Mandol), cefazolin (Ancef, Kefzol), cefdinir (Omnicef), cefditoren (Spectracef), cefepime (Maxipime), cefixime (Suprax), cefmetazole (Zefazone), cefonicid (Monocid), cefoperazone (Cefobid), cefotaxime (Claforan), cefoxitin (Mefoxin), cefpodoxime (Vantin), cefprozil (Cefzil), ceftazidime (Ceptaz, Fortaz, Tazicef), ceftibuten (Cedax), ceftizoxime (Cefizox), ceftriaxone (Rocephin), cefuroxime (Ceftin, Kefurox, Zinacef), cephalexin (Keflex), cephapirin (Cefadyl), cephradine (Velosef), loracarbef (Lorabid) hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang hoặc sẽ dùng, vitamin, thực phẩm chức năng, thảo dược. Đặc biệt một số loại thuốc như thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin) và probenecid (Benemid).
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc có dự định có thai hay đang cho con bú. Mặc dù chưa có nghiên cứu xác định phụ nữ mang thai và cho con bú sẽ gặp rủi ro khi dùng thuốc này nhưng cần cẩn thận hỏi bác sĩ về lợi ích hoặc nguy cơ dùng thuốc.

Cefixime có thể tương tác với thuốc nào?

  • Tương tác thuốc là có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ. Đây chính là lý do bạn cần phải cho bác sĩ biết các loại thuốc bạn đang dùng, thuốc kê toa, thuốc không kê toa hoặc thực phẩm chức năng.
  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, ngưng thuốc hoặc thay đổi liều lượng thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc Cefixime có tương tác với thức ăn, bia rượu không?

Rượu bia có thể tương tác với một loại thuốc nhất định có thể là Cefixime. Vì thế cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn uống thuốc nhưng vẫn uống bia, rượu.

Khi nào cần cẩn trọng khi dùng Cefixime?

Một số tình trạng sức khỏe dưới đây của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc. Cụ thể là:

  • Dị ứng với thành phần của thuốc
  • Bị mẫn cảm với penicillin
  • Người có tiền sử bị nổi mề đay, phát ban
  • Người lớn tuổi, kiệt sức
  • Có tiền sử bị viêm đại tràng
  • Người có tiền sử bị tiêu chảy nặng vì thuốc có thể làm cho tình trạng này nặng hơn.
  • Bệnh nhân bị thận nếu dùng thuốc có thể tác dụng thuốc tăng lên vì quá trình đào thải thuốc ra khỏi cơ thể sẽ chậm hơn.
  • Khi uống thuốc Cefixime quá liều triệu chứng nôn mửa, co giật cần gọi đến Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
  • Còn nếu quên 1 liều cần dùng bổ sung càng sớm càng tốt. Nếu gần liều kế tiếp có thể bỏ qua liều đã quên, dùng liều kế tiếp vào đúng thời điểm trước đó. Tuyệt đối không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Trên đây HoiBenh đã giải đáp thắc mắc Cefixime là thuốc gì. Đây chỉ là thông tin mang tính chất tham khảo, muốn dùng thuốc bạn cần phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm:

  • Thuốc Cefixime 50mg trị bệnh gì?
  • Sử dụng kháng sinh cefixim sao cho đúng?
  • 3 cách điều trị cảm cúm không cần đến kháng sinh