Cây thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm là những loại cây nào?

Bệnh thoát vị đĩa đệm ngày nay trở thành căn bệnh phổ biến, ở có người độ tuổi trung niên, lao động nặng, ngồi nhiều, thừa cân là những đối tượng mắc bệnh cao nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và các bài thuốc từ những cây thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm.

Cây thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm là những loại cây nào? Cây thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm là những loại cây nào?

Bệnh thoát vị đĩa đệm ngày nay trở thành căn bệnh phổ biến, ở có người độ tuổi trung niên, lao động nặng, ngồi nhiều, thừa cân là những đối tượng mắc bệnh cao nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và các bài thuốc từ những cây thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm.

1. Nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm là hiện tượng các khối nhân nhầy bị thoát ra khỏi bao xơ của đĩa đệm. Phần nhân nhầy này đi theo vết nứt từ vòng sợi ra khỏi vị trí mặc định tràn ra ngoài và gây chèn ép lên các rễ thần kinh hoặc ống sống gây ra tổn thương. Đĩa đệm bị thoát vị khi các đốt sống xếp chồng lên đó bị tổn thương. Thoát vị đĩa đệm còn được gọi là trượt đĩa đệm hay vỡ đĩa đệm.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở một hoặc nhiều đĩa đệm cùng lúc trên cột sống lưng hoặc cổ. Đĩa đệm là bộ phận nằm ở giữa các đốt sống, có thể co giãn giúp các đốt xương hoạt động không bị cọ xát vào nhau. Cấu tạo gồm 2 phần là vỏ bao xơ và nhân nhầy bên trong. Bao xơ là lớp vỏ cứng nằm phía ngoài tiếp xúc trực tiếp với lên 2 thành của 2 đốt sống mà nó bảo vệ. Nhân nhầy nằm trong bao xơ, có dạng lỏng giúp cho đĩa đệm có thể co giãn được.

Tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm điển hình như:

  • Thoái hóa tự nhiên: Tuổi càng cao dẫn đến khả năng thẩm thấu của đĩa đệm càng kém, đó chính là vấn đề mà đa số những người bước vào độ tuổi trung niên và người già đều gặp phải.
  • Bị thoát vị đĩa đệm do hoạt động sai tư thế: Thói quen ngồi, nằm, bê vác không đúng cách dễ gây ra cong vẹo cột sống, dịch chuyển vị trí của đĩa đệm, làm phá vỡ cấu trúc bao xơ dẫn đến khả năng đĩa đệm bị thoát vị cao hơn.
  • Do chấn thương, tai nạn: Những chấn thương, va đập trong quá trình sinh hoạt, chơi thể thao làm cho đĩa đệm bị tổn thương và gây ra thoát vị.
  • Thừa cân, béo phì: Chế độ ăn uống không khoa học dẫn đến béo phì làm trong lượng cơ thể gia tăng làm cho cột sống phải chịu một trọng tải lớn.
  • Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm khác: Lạm dụng bia rượu, thuốc lá, sử dụng chất kích thích. Người bị stress kéo dài, ăn uống thiếu chất...

2. Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

vicare.vn-cay-thuoc-nam-chua-thoat-vi-dia-dem-la-nhung-loai-cay-nao-body-1

Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm được thể hiện khác nhau qua từng giai đoạn của bệnh:

  • Rối loạn cảm giác thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh.
  • Các lực của tay, chân bị giảm sút đáng kể.
  • Xuất hiện các cơn đau khi cúi người, ho hoặc hắt hơi.
  • Người bệnh khi hoạt động ngồi, đứng, nằm sấp, nằm nghiêng trong thời gian dài cũng sẽ gặp phải những cơn đau dữ dội.
  • Có thể xảy ra rối loạn cương dương ở nam giới.
  • Cơn đau sẽ giảm khi nghỉ ngơi, tăng nhanh hơn khi vận động, đôi khi sẽ xuất hiện những cảm giác tê nhức hoặc bỏng rát như bị những chiếc kim châm.
  • Đau cánh tay hoặc chân. Nếu đĩa đệm bị thoát vị nằm ở thắt lưng, bạn thường bị đau dữ dội nhất là ở mông, đùi và bắp chân.
  • Cảm giác đau âm ỉ ở xung quanh vùng đĩa đệm bị thoát vị. Những cơn đau sẽ tăng cường nếu bạn hoạt động mạnh, ho, hắt hơi, cười lớn.
  • Vận động khó khăn hơn: Khi bạn thực hiện bê vác một vật nặng tác động trực tiếp đến vùng đĩa đệm thoát vị.
  • Mất dần cảm giác: Khi thực hiện một việc đòi hỏi sự khéo léo như cầm lắm thì sẽ được biểu hiện rõ.
  • Tê bì chân, tay cũng thường xảy ra trong một số trường hợp.
  • Rối loạn đại tiện, tiểu tiện: Khi nhân nhầy chèn ép vào dây thần kinh ở vùng thắt lưng sẽ gây ra rối loạn cơ thắt và đại tiểu tiện không tự kiểm soát được.
  • Thoát vị đĩa đệm xảy ra trong một thời gian dài nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra đau thần kinh tọa. Dấu hiệu nhận biết là những cơn đau dọc từ vùng thắt lưng xuống vùng chân.

Tùy vào cơ địa từng người mà tình trạng bệnh có thể diễn biến khác nhau. Phần lớn các trường hợp này xảy ra ở đốt sống L4, L5 hoặc giữa đốt sống L5, S1. Ở đoạn cột sống cổ, thoát vị xảy ra chủ yếu ở đốt C5, C6 và C6, C7. Nhìn chung, để can thiệp giải quyết các triệu chứng thoát vị đĩa đệm có nhiều phương pháp. Trong đó, các bài thuốc dân gian cũng được nhiều bệnh nhân tin tưởng và chứng minh hiệu quả.

3. Những cây thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm

Tinh chất của cây cỏ đã được sử dụng để chữa bệnh ngay từ thời sơ khai. Đến thời kỳ hiện đại, các nhà nghiên cứu vẫn tận dụng sức mạnh của thảo dược dân gian để làm nền tảng phát triển y học bên cạnh các phương pháp hiện đại như mổ thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là những cây thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm được chọn lọc và đánh giá là mang lại hiệu quả cao.

Lá lốt

Bạn có thể sử dụng lá lốt trị bệnh theo đường miệng hoặc phối hợp cùng một số thảo dược khác làm thuốc đắp bên ngoài. Dưới đây là 6 cách đang được áp dụng phổ biến:

  • Ăn lá lốt: Lá lốt có thể dùng ăn sống như một loại rau gia vị. Ngoài ra, bạn có thể thêm vào trong các món canh hoặc chế biến món thịt bò xào lá lốt và ăn thường xuyên để hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Lá lốt và sữa tươi: Sữa bò chứa nhiều đạm, sắt, canxi, vitamin A, B2, C, D, PP rất có lợi cho xương khớp. Dùng kết hợp với lá lốt vừa có tác dụng giảm đau, lại giúp cột sống thêm chắc khỏe, cứng cáp hơn. Lá lốt đem rửa sạch với nước muối pha loãng. Say đó cắt nhỏ, xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt. Hòa nước lá lốt với sữa tươi, đun nóng lên, chia làm 2 phần bằng nhau. Uống trong các bữa phụ vào buổi sáng và buổi chiều. Bạn nên uống sữa khi còn ấm. Phần sữa chưa uống ngay nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và hâm nóng lại trước khi uống.
  • Chườm muối hột và lá lốt: Lá lốt sau khi rửa sạch bạn cho vào chảo rang cùng với muối hột. Đun cho đến khi hỗn hợp nóng, lá lốt héo lại và tiết ra tinh dầu. Bọc lá lốt và muối trong một miếng vải mỏng chườm ngay vào chỗ bị đau. Để như vậy khoảng 15 phút cơn đau nhức ở chỗ thoát vị đĩa đệm sẽ nhanh chóng được xoa dịu nhờ có hơi nóng từ muối và hoạt chất giảm đau Piperin từ tinh dầu lá lốt. Bạn có thể lặp lại 2 – 3 lần trong ngày để dễ chịu hơn.
  • Lá lốt kết hợp với cây xấu hổ và đinh lăng: Lá lốt đem cắt ngắn, phơi cho hơi héo. Tất cả cho vào ấm nấu cùng 1,5 lít nước, đun sôi trong 10 phút. Uống nước này nhiều lần trong ngày thay cho trà có công dụng giảm đau, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu đến sửa chữa tổn thương ở khu vực bị thoát vị đĩa đệm. Kiên trì thực hiện mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt, đinh lăng và cây xấu hổ hàng ngày để nhanh thấy được kết quả.
vicare.vn-cay-thuoc-nam-chua-thoat-vi-dia-dem-la-nhung-loai-cay-nao-body-2

Ngải cứu

Ngải cứu là cây thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản nhưng mang lại nhiều hiệu quả, giúp bạn thoát khỏi những cơn đau nhức. Các bài thuốc từ ngải cứu như:

  • Ngải cứu nhồi tre nướng: Tận dụng 2 vị thuốc tinh tre và thiên trúc hoàng có trong cây tre tươi, bài thuốc đắp từ ngải cứu mang đến kết quả cực tốt cho những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung. Chọn lấy một ống tre bánh tẻ, cắt rỗng 1 đầu, sau đó nhồi ngải cứu tươi, thêm chút dấm trắng và lá lốt vào bên trong. Dùng lá tre nắp đầu ống tre lại rồi đem nướng trên củi khổ trong 20p. Phần bã thu được sẽ đắp trực tiếp lên vùng bị đau. Còn phần nước cốt, người bệnh chiết vào chai nhỏ, bảo quản trong tủ lạnh để xoa bóp dần.
  • Ngải cứu kết hợp cùng dấm gạo: Ngải cứu nhặt bỏ phần cọng già, mang rửa thêm dấm vào cho hỗn hợp vào nồi đun nóng rồi lót chườm vào vùng đĩa đệm bị đau. Có thể xoa hỗn hợp theo cột sống xuống vùng thắt lưng cho đến khi chúng nguội đi, đun nóng lại và tiếp tục chườm. Đến khi hỗn hợp khô lại, thì không dùng nữa.Thực hiện bài thuốc này tốt nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ, những cơn đau nhức xương khớp sẽ không còn làm phiền bạn vào giữa đêm nữa.
  • Ngải cứu và rượu trắng: Ngải cứu thái nhỏ trộn đều với rượu rồi cho vào nồi xào nóng, dùng khăn mỏng chườm hỗn hợp vào chỗ đau kết hợp xoa bóp chữa tê tay chân rất tốt. Có thể băng cố định thuốc tại vị trí đau trong 15 phút. Mỗi ngày áp dụng cách này 2 lần sáng và tối. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp này từ sáng, đến buổi tối chỉ cần đun nóng lại và chườm cho đỡ mất thời gian.
  • Ngải cứu và muối: Có lẽ đây là cách chữa phổ biến nhất. Rất đơn giản bạn chỉ cần trộn ngải cứu cùng với muối rồi đắp lên vùng lưng hoặc cổ đang bị thoát vị cho đến khi hỗn hợp nguội đi. Tiếp tục rang nóng rồi chườm thêm 2 lần nữa là được.
  • - Ngải cứu và quả bưởi: Bưởi để cả vỏ thái thành từng lát mỏng, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi ngâm với 1 lít rượu. Bạn có thể thêm 1 chút đường hoặc thay thế bưởi bằng chanh khô cũng được. Sau 2 tuần hỗn hợp rượu này sẽ dùng được. Mỗi ngày người bệnh thoát vị, mỏi vai gáy lấy ra uống 1 lần khoảng 20 ml.

Bí đỏ

Sử dụng 60g vỏ bí đỏ, 15g hương nhu, 30g đường đỏ. Rửa sạch vỏ bí đỏ và hương nhu, sau đó cho vào ấm, thêm đường đỏ và 1,5 lít nước, đun sôi trong 15p rồi chắt lấy nước uống. Bài thuốc uống trong ngày, khoảng 2 tuần sẽ thấy cơn đau giảm rõ rệt.

Rễ đinh lăng

Dùng 20-30g rễ đinh lăng và 20g cây trinh nữ, rửa sạch và sắc lấy nước uống. Sự kết hợp giữa hai loại thảo dược này sẽ giúp giải phóng chèn ép, bồi bổ dinh dưỡng cho cột sống.

Cây lược vàng

Mỗi ngày, nhai khoảng 3 lá cây lược vàng kèm 1 chút muối sẽ giảm thiểu cơn đau hiệu quả. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể cắt nhỏ lá lược vàng, sau đó ngâm với rượu rồi uống mỗi ngày 3 ly nhỏ. Hỗn hợp rượu này cũng có thể sử dụng làm thuốc xoa bóp rất hiệu quả.

Đu đủ nướng gừng rượu

Chọn quả đu đủ bánh tẻ, cắt đầu rồi nhồi gừng đã đập dập và rượu vào bên trong. Dùng xiên để cố định lại nắp quả đu đủ, sau đó đem nướng trên than củi trong khoảng 20 phút. Khi đu đủ chín mềm, cạo bỏ lớp than đen rồi dầm nhuyễn, sau đó lót một lá chuối và đắp lên vùng bị đau. Đây là bài thuốc được rất nhiều bệnh nhân đã sử dụng và chứng minh hiệu quả tốt.

vicare.vn-cay-thuoc-nam-chua-thoat-vi-dia-dem-la-nhung-loai-cay-nao-body-3

Xương rồng rang cám

Bài thuốc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm từ xương rồng rang cám không còn xa lạ đối với nhiều bệnh nhân. Tuy hiệu quả đạt được không “thần kỳ” như lời đồn thổi, những tác dụng giảm đau lâu dài và an toàn là điều khó có thể phủ nhận.

Chuẩn bị 3 đọt xương rồng 3 chia, cám gạo, dấm nuôi, lá nhàu và lá chuối hột. Xương rồng đem băm nhỏ sau đó giã nhuyễn. Cho xương rồng lên chảo rang nóng, sau đó đổ dấm nuôi vào trong, đun sôi rồi trộn cám gạo vào thành hỗn hợp đặc sệt.

Đổ hỗn hợp này vào lá chuối hột, rải lá nhàu lên trên rồi nằm đè lưng hoặc cổ lên. Sức nóng và tinh chất của bài thuốc từ xương rồng sẽ giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau ngay tức khắc. Người bệnh nên kiên trì tuần 2 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là các bài thuốc từ những cây thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm đang được dân gian áp dụng. Hy vọng bài viết sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức bổ ích về cách trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi thực hiện bạn nên hỏi ý kiến các chuyên gia, nhân viên y tế để đảm bảo bài thuốc trị bệnh này phù hợp với bản thân.

Xem thêm:

  • Khỏi thoát vị đĩa đệm với động tác “chim yến bay”
  • Mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất?
  • Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?