Cây sâm bố chính có tác dụng gì?
Trong đông y, sâm bố chính được xem là một loại dược liệu quý, nó được ví như là một loại sâm giá rẻ của người Việt. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem cây sâm bố chính có tác dụng gì qua bài viết dưới đây.
Cây sâm bố chính có tác dụng gì?
Trong đông y, sâm bố chính được xem là một loại dược liệu quý, nó được ví như là một loại sâm giá rẻ của người Việt. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem cây sâm bố chính có tác dụng gì qua bài viết dưới đây.
Sâm bố chính
Sâm bố chính còn gọi là sâm báo, sâm thổ hào, sâm Phú Yên và có tên khoa học là Abelmoschus sagittifolius nguồn gốc từ Nam Trung Quốc.
Sâm bố chính được phát hiện đầu tiên ở tỉnh Quảng Bình cách đây khoảng 300 năm và nó thường mọc hoang ở các tỉnh miền Trung như Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam.... Ngày nay, vì những lợi ích mang lại của sâm bố chính cao nên cây sâm bố chính này được trồng và phát triển rộng rãi khắp cả nước.
Đặc điểm cây sâm bố chính:
- Thân cây: Đây là một loại thuộc dạng cây cỏ, chiều cao khoảng 1m, thân cây chủ yếu mọc đứng yếu ớt, đôi khi mọc bám vào các cây khác để phát triển.
- Rễ: Rễ của sâm bố chính có màu trắng hoặc vàng nhạt, đường kính khoảng 1,5 – 2cm, nhiều rễ có hình người trông giống với củ nhân sâm.
- Lá: Lá có màu xanh, gốc lá hình trái xoan và cuối phiến lá có hình giống mũi tên. Bề mặt lá có nhiều lông.
- Hoa: Hoa của cây sâm bố chính là một loại hoa đẹp, ra hoa đơn có 5 cánh, màu hồng phớt hoặc đỏ. Cuống hoa dài từ 5 – 8cm, có lông cứng và hơi phồng phần đầu.
- Quả: Quả có hình trứng nhọn, bên ngoài phủ lông, chia thành 5 múi rõ ràng. Khi non có màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu nâu và nứt ra thành 5 mảnh, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu có hình dáng giống với quả thận.
Thành phần được sử dụng làm vị thuốc của cây sâm bố chính đó là phần rễ. Nó thường được thu hoạch vào mùa đông, sau 1 năm trồng trở lên, cây có tuổi đời càng lâu năm thì giá trị của dược tính càng cao. Tùy theo nhu cầu sử dụng sâm bố chính tươi hay khô mà có các cách sơ chế khác nhau.
- Sâm tươi: Sâm sau khi đào về đem rửa sạch hết đất cát, cắt tỉa hết những rễ con xung quanh rồi đem ngâm với nước vo gạo qua một đêm. Rửa sạch, để ráo nước rồi đem ngâm với rượu có nồng độ 40 – 45 độ.
- Sâm khô: Các công đoạn đầu làm như sâm tươi, sau khi ngâm nước vo gạo thì đem rửa sạch, thái mỏng, phơi khô rồi cách dùng dần.
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, sâm bố chính là loại sâm có dược tính rất cao, dược tính của nó được cho là tương đương với nhân sâm Hàn Quốc. Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi (1999) trong rễ sâm bố chính chứa khoảng 30 – 35% là chất nhầy và tinh bột. Một báo khác của PGS TS Trần Công Luận và cộng sự (2001) đã chỉ ra nhiều thành phần hóa học có trong rễ cây sâm bố chính như:
- Phytosterol, Coumarin, Acid béo, Acid hữu cơ, đường khử và hợp chất uronic
- Hàm lượng lipid chiếm 3,96%, chủ yếu là các chất acid myristic, acid stearic hay acid oleic....
- Chứa 0,23g % protein toàn phần
- Hàm lượng tinh bột là 15,14% và 18,92% là chất nhầy
- Chất nhầy bao gồm D-glucose, L-rhamnose
- Bao gồm 11 loại acid amin: histidine, arginine, threonine, alanine...
- Cùng nhiều loại khoáng chất như canxi, magie, natri, sắt, mangan, photpho, zirconi.....
Gần đây, các nhà khoa học còn tìm thấy trong sâm bố chính có chứa thêm các chất như Acyl hibiscone B, R-lasiodiplodin, (R)-de-O-methyllasiodiplodin hay hibiscone B. Đặc biệt, hợp chất Acyl hibiscone B trong loại sâm này còn có biểu hiện độc tính tế bào, do đó sẽ có tác dụng chống lại sự phát triển các dòng của tế bào ung thư.
Cây sâm bố chính có tác dụng gì ?
Trong đông y, sâm bố chính là một vị thuốc quý có nhiều tác dụng với sức khỏe của con người. Sâm bố chính có công dụng bổ tỳ vị, thanh nhiệt, dưỡng ẩm, bổ máu, nhuận phế, trợ tiêu hóa, sinh tân dịch.
Chủ trị chữa suy nhược cơ thể, mất ngủ, suy dinh dưỡng, rối loạn kinh nguyệt, hen suyễn, ho, sốt, viêm họng, thiếu máu, trầm cảm, ra nhiều mồ hôi, mỏi lưng, động kinh, tiêu hóa trì trệ, suy giảm sinh lý...
Một số bài thuốc từ sâm bố chính:
Điều trị lao phổi trẻ em
- Nguyên liệu: Sâm bố chính (6 – 10g), siro cam thảo 200g, 180ml nước đun sôi để nguội.
- Cách dùng: trộn đều tất cả nguyên liệu trên và cho trẻ dùng 1 thìa/ 1 lần/ ngày.
Chữa rối loạn kinh nguyệt
- Nguyên liệu: sâm bố chính 10g, lá ngải cứu 10g, sung úy 10g.
- Cách dùng: đem toàn bộ nguyên liệu trên sắc uống. Uống liên tục trong vòng 7 ngày.
Chữa thiếu máu, bổ huyết
- Nguyên liệu: sâm bố chính, giao đằng, hạt sen mỗi loại 100g, cam thảo 40g, bát giác hồi hương 8g, thảo quả 12g.
- Cách dùng: Nghiền tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị thành bột, vo thành viên nhỏ khoảng 20g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Chữa lo âu, trầm cảm
- Nguyên liệu: sâm bố chính 16g, củ khoai mài, hà thủ ô, ích trí, bá tử nhân mỗi loại 12g, táo nhân, cam thảo dây, thủy ngọc, liên tụ, xương bồ mỗi loại 8g và nhục quế 4g.
- Cách dùng: cho toàn bộ vào ấm sắc với 500ml nước, sắc đến khi còn 300ml thì ngưng. Chia uống 2 lần trong ngày giúp an thần, giảm căng thẳng, lo âu, trầm cảm.
Qua bài viết trên chúng ta đã biết được cây sâm bố chính có tác dụng gì rồi. Đây là một loại sâm quý có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên bạn nên lựa chọn những chỗ bán uy tín để có được sản phẩm chất lượng, tránh hàng giả và cần có sự tư vấn, hướng dẫn sử dụng của bác sĩ có chuyên môn.
Xem thêm:
- Cao huyết áp có dùng Nhân Sâm được không?
- Thắc mắc về hiệu quả của trà giảm cân hoa sâm đất
- Việt Nam có sâm tốt nhất thế giới, ‘khắc tinh’ của ung thư