Cắt toàn bộ dạ dày sống được bao lâu?
Cũng như các cơ quan khác, dạ dày đóng một vài trò rất quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên, vì một số vấn đề như: ung thư dạ dày, viêm loét hay thủng dạ dày,... Mà các bác sĩ buộc phải thực hiện cắt đi một phần hoặc cắt toàn bộ dạ dày. Vậy phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày sống được bao lâu? Liệu có ảnh hưởng gì không? Bài viết sau sẽ chia sẻ kiến thức này tới bạn.
Cắt toàn bộ dạ dày sống được bao lâu?
Cũng như các cơ quan khác, dạ dày đóng một vài trò rất quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên, vì một số vấn đề như: Ung thư dạ dày, viêm loét hay thủng dạ dày,... Mà các bác sĩ buộc phải thực hiện cắt đi một phần hoặc cắt toàn bộ dạ dày. Vậy phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày sống được bao lâu? Liệu có ảnh hưởng gì không? Bài viết sau sẽ chia sẻ kiến thức này tới bạn.
Phẫu thuật cắt dạ dày là gì?
Đây là một thủ thuật nhằm loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Mục đích chính của cắt dạ dày là để điều trị ung thư và béo phì.
Trong đó có ba loại cắt dạ dày chính bao gồm:
- Cắt dạ dày một phần là loại bỏ một phần của dạ dày, thường là phần dưới.
- Cắt dạ dày toàn phần là loại bỏ toàn bộ cả dạ dày.
- Cắt dạ dày hình ống là loại bỏ phần bên trái của dạ dày. Cách này thường được thực hiện như một phần của phẫu thuật thẩm mỹ giảm cân.
Khi nào cần thực hiện phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày?
Cắt dạ dày được sử dụng để điều trị các vấn đề về dạ dày khi các phương pháp điều trị khác không phát huy được tác dụng. Bác sĩ có thể đề nghị cắt dạ dày để điều trị nếu gặp các trường hợp sau:
- Ung thư dạ dày
- Khối u ung thư hoặc không ung thư
- Viêm
- Loét dạ dày, cắt dạ dày cho
- Thủng dạ dày
- Cắt dạ dày để điều trị béo phì
Với những trường hợp phát hiện có khối u ung thư hoặc không ung thư, hoặc ung thư di căn ở bất cứ vị trí nào, u to hay nhỏ đều phải cắt toàn bộ dạ dày. Việc cắt toàn bộ dạ dày có ưu điểm giúp không bỏ sót tế bào ung thư ở thành dạ dày.
Cắt toàn bộ dạ dày sống được bao lâu?
Rất nhiều người bệnh trước khi thực hiện phẫu thuật cắt dạ dày thường hoang mang không biết khi cắt dạ dày sẽ như thế nào, hay cắt toàn bộ dạ dày sống được bao lâu? Có thể nói tùy vào từng loại bệnh mà sẽ có những đánh giá khác nhau về thời gian sống sau khi cắt dạ dày. Trường hợp bệnh nhân phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày do ung thư di căn thì thời gian sống kéo dài sẽ tùy vào từng tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nào.
- Ung thư giai đoạn I: Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư mới chỉ nằm ở lớp niêm mạc và bắt đầu xâm lấn vào thành dạ dày. Tế bào ung thư ăn vào các hạch bạch huyết hoặc xâm lấn vào lớp cơ niêm mạc dạ dày. Nếu bệnh nhân đang ở giai đoạn đầu thì sau khi phẫu thuật triệt để (cắt bỏ toàn bộ dạ dày), tỷ lệ sống sót có thể kéo dài trong 5 năm là khoảng 90%. Tỷ lệ này sẽ càng giảm đi khi bệnh nặng hơn.
- Ung thư giai đoạn II: Lúc này các tế bào ung thư đã di chuyển qua lớp niêm mạc, khối u cũng đã lan tới lớp bên ngoài của dạ dày và bắt đầu xuất hiện một vài triệu chứng rõ rệt như đau bụng, buồn nôn... Ở giai đoạn này sau khi phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày tỷ lệ sống sót của bệnh nhân sẽ là 70%.
- Ung thư giai đoạn III: Các tế bào ung thư đã bắt đầu lan rộng ra toàn bộ dạ dày và di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể.Tỷ lệ sống sót sẽ là 30 -50% nếu phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày.
- Ung thư giai đoạn IV: Đây là giai đoạn cuối của bệnh ung thư dạ dày. Lúc này tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể gan, đại tràng, lá lách và các bộ phận khác xa dạ dày cũng bị khối u xâm lấn. Tỷ lệ sống sót nếu phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày sẽ là khoảng 10%.
Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời càng giúp người bệnh có cơ hội sống sót kéo dài hơn. Càng để muộn khối ung thư sẽ càng lớn, tế bào ung thư đã di căn với mức độ khác nhau, vì vậy phẫu thuật triệt căn ung thư sẽ càng trở nên khó khăn hơn nhiều kéo theo tỷ lệ sống sót cũng giảm.
Các kỹ thuật cắt bỏ dạ dày được áp dụng hiện nay
Bằng kiến thức và kinh nghiệm phán đoán lựa chọn phương pháp mổ của từng người bệnh. Phẫu thuật viên sẽ phải kiểm tra tổn thương của dạ dày, thăm dò các tạng khác và sau đó đưa ra phương pháp kỹ thuật mổ hợp lý. Hiện nay, có hai loại kỹ thuật cắt bỏ dạ dày được áp dụng cụ thể là:
- Phương pháp mổ hở: Với phương pháp này bác sĩ sẽ thực hiện rạch một đường ở ngoài vùng bụng sau đó tiến hành cắt đi một phần hoặc toàn bộ dạ dày và nối các vị trí còn lại với nhau bằng các dụng cụ chuyên biệt. Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng nhiều trong các ca phẫu thuật cắt dạ dày, nhưng chúng để lại sẹo lớn và có nhiều nguy cơ biến chứng hơn.
- Phương pháp nội soi: Ở phương pháp này thay vì rạch 1 đường dài giữa bụng, bác sĩ sẽ chỉ rạch những đường nhỏ trên bụng và sử dụng dụng cụ để cắt đi một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Kỹ thuật này khiến cho vết mổ ít để lại sẹo, mang lại độ chính xác cao, an toàn hơn là phương pháp mổ truyền thống.
Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt dạ dày
Để đảm bảo cho vấn đề dinh dưỡng sau khi dạ dày bị cắt bỏ toàn bộ, bác sĩ có thể tiến hành nối trực tiếp thực quản với ruột non, mục đích giúp bộ phận này hoạt động như một dạ dày thay thế. Vì vậy bệnh nhân cũng có thể quay trở lại một cuộc sống tương đối bình thường sau khi đã cắt bỏ hết dạ dày.
Trong vài tuần đầu sau khi phẫu thuật, bệnh nhân chủ yếu sẽ được cho ăn qua đường tĩnh mạch để cho cơ thể và hệ thống nội tạng được hồi phục. Bệnh nhân thường sẽ được giữ lại bệnh viện ở trong 1 -2 tuần sau khi phẫu thuật để được theo dõi sát sao. Khoảng 10 tháng tiếp theo, người bệnh sẽ có thể hoạt động lại bình thường. Lúc này thực đơn ăn uống cũng phải được chú trọng tuyệt đối, bệnh nhân chỉ ăn các loại thức ăn đã được nghiền, cắt nhỏ đồng bị hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, hoặc sữa. Bữa ăn luôn được chuẩn bị cẩn thận vì vì nếu dung nạp quá nhiều carbs và protein quá mức cho phép sẽ gặp tình trạng sốc đường. Vậy nên trong thời gian này có nhiều người sẽ bị thiếu dinh dưỡng nhẹ sau khi đã cắt bỏ dạ dày, do đó, bổ sung thêm các vitamin cần thiết. Trong vòng một đến hai năm đầu, mặc dù thói quen ăn uống sẽ có những sự điều chỉnh nhưng hầu như các bệnh nhân đã trải qua quá trình cắt dạ dày đều có thể trở lại sống cuộc sống như bình thường.
Như vậy, cắt toàn bộ dạ dày sống được bao lâu hoàn toàn còn tùy vào nhiều yếu tố bao gồm các giai đoạn phát bệnh hay điều kiện sức khỏe của mỗi người. Vậy nên để phòng bệnh mọi người cần thực hiện thói quen sàng lọc ung thư dạ dày từ sớm. Hi vọng rằng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về sức khỏe.
Xem thêm:
- Cắt dạ dày có sống được không?
- Cắt dạ dày có sao không?
- Cắt dạ dày: Lựa chọn cuối cùng khi điều trị các bệnh lý nghiêm trọng