Cắt dạ dày có thực sự nguy hiểm như bạn nghĩ?

Dạ dày là một cơ quan tiêu thụ thức ăn quan trọng trong hệ tiêu hóa. Vậy nếu thiếu đi một phần hay toàn bộ dạ dày liệu có nguy hiểm cho hoạt động của cơ thể? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Cắt dạ dày có thực sự nguy hiểm như bạn nghĩ? Cắt dạ dày có thực sự nguy hiểm như bạn nghĩ?

1. Cắt dạ dày là gì?

Cắt dạ dày là phẫu thuật lấy đi một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Phẫu thuật này nhằm điều trị ung thư dạ dày, các u lành tính, loét dạ dày, thủng dạ dày hoặc béo phì. Có hai loại phẫu thuật dạ dày: Cắt bán phần dạ dày và cắt toàn bộ dạ dày.

vicare.vn-cat-da-day-co-thuc-su-nguy-hiem-nhu-ban-nghi-body-1
Có hai loại phẫu thuật cắt dạ dày: cắt bán phần và cắt toàn bộ dạ dày

2. Khi nào phải thực hiện cắt dạ dày?

Thực hiện phẫu thuật cắt dạ dày nhằm điều trị ung thư dạ dày, các u lành tính, loét dạ dày, thủng dạ dày hoặc béo phì.

  • Ung thư dạ dày: Cắt dạ dày là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để điều trị ung thư dạ dày hoặc làm bệnh diễn biến chậm hơn. Trong hầu hết các trường hợp ung thư dạ dày với các khối u to không thể dùng phương pháp hóa trị hay xạ trị thì phẫu thuật cắt dạ dày giúp ngăn chặn tế bào ung thư di căn là điều cần thiết. Nếu bệnh nhân có khối u nhỏ ở phần thấp của dạ dày thì chỉ cần cắt một phần là đủ, tuy nhiên nếu u nữa ở phần giữa hay phần trên thì khả năng cần phải phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày. Một khối u lành vẫn có khả năng được chỉ định cắt bỏ vì có thể sẽ chuyển thành ác tính.
  • Loét dạ dày: Với nền y học hiện đại việc điều trị loét thường sử dụng thuốc như ức chế bơm proton sẽ đạt hiệu quả cao và ít bị xâm lấn. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng thuốc thì cần phải cắt bỏ dạ dày.
vicare.vn-cat-da-day-co-thuc-su-nguy-hiem-nhu-ban-nghi-body-2
Loét dạ dày là một trong những nguyên nhân phải cắt dạ dày

  • Thủng dạ dày: Thủng thường chủ yếu do loét hoặc ung thư. Cắt dạ dày là sẽ được thực hiện tùy theo tình trạng của bệnh nhân.
  • Béo phì: Khi dạ dày giảm kích thước, người bệnh có thể ăn ít hơn. Tuy nhiên, cách giảm cân bằng cắt dạ dày chỉ nên được lựa chọn cuối cùng sau khi các phương pháp điều trị khác như chế độ ăn uống, tập thể dục, thuốc hoặc tư vấn đã thất bại.

3. Cắt dạ dày được thực hiện như thế nào?

3.1. Phương pháp cắt dạ dày:

Có hai phương pháp được sử dụng rộng rãi hiện nay là mổ nội soi và mổ mở:

  • Mổ nội soi: Thực hiện bằng những vết cắt nhỏ, ống soi đặc biệt và dụng cụ nhỏ để cắt dạ dạ dày. Mổ nội soi có ưu điểm vết thương nhỏ, bệnh nhân nhanh hồi phục và ít có nguy cơ nhiễm trùng.
vicare.vn-cat-da-day-co-thuc-su-nguy-hiem-nhu-ban-nghi-body-3
Phẫu thuật cắt dạ dày bằng nội soi và mổ mở

  • Mổ mở: Phẫu thuật viên dùng dao rạch đường mổ dài giữa bụng để lấy đi một phần hay toàn bộ dạ dày. Cắt dạ dày bằng mổ mở có ưu điểm trong điều trị ung thư dạ dày tiến triển.

3.2. Phân loại các dạng cắt dạ dày:

Có hai loại cắt dạ dày:

Cắt bán phần:

  • Cắt một phần dạ dày: Là phẫu thuật lấy đi phần dưới của dạ dày và các hạch lân cận có nguy cơ di căn. Khi cắt phần dưới dạ dày thì tá tràng và ruột non sẽ được bộc lộ và khâu lại. Phần còn lại của dạ dày sẽ được kéo khâu với ruột non.
  • Cắt vạc dạ dày (cắt dạ dày hình ống): Bác sĩ sẽ cắt bỏ khoảng 3/4 dạ dày, mục đích của thủ thuật này là làm cho dạ dày nhỏ hơn và dài hơn theo hình dạng ống có tác dụng làm cho bạn cảm thấy no sớm nên sẽ ăn ít hơn. Trung bình, một người được cắt vạt dạ dày qua nội soi sẽ giảm được hơn nửa số cân nặng dư thừa.

Cắt toàn bộ dạ dày: Toàn bộ dạ dày sẽ được cắt đi và thực hiện nối giữa thực quản với ruột non.

4. Các biến chứng sau mổ cắt dạ dày:

4.1. Biến chứng sớm:

  • Chảy máu sau mổ: gồm chảy máu vết mổ, chảy máu miệng nổi, chảy máu trong ổ bụng, thường gặp 24 giờ đầu sau mổ
  • Tắc miệng nối: Vài ngày sau khi mổ bệnh nhân nôn, không lưu thông được, suy kiệt dần, có thể có sốt, cho X-quang dạ dày không lưu thông. Nếu xảy ra sớm thường do viêm phù nề miệng nối mà miệng nối lại hẹp. Nếu muộn hơn phải nghĩ tới do hẹp miệng nối thực thụ hay dính mà nên.
  • Xì rò miệng nối: Xuất hiện ngày 5-6 sau mổ, có thể gây nên viêm phúc mạc.Nhìn chung biến chứng này rất hiếm gặp.
  • Rò mỏm tá tràng: Là biến chứng dễ gặp, rất nặng nề, gặp ngày 4-7 sau mổ.
  • Viêm tuỵ cấp: Gặp 1-2%, song triệu chứng thường lu mờ trong cái đau chung sau mổ, nên ít được quan tâm tới.
  • Tổn thương các đường dẫn mật: Đây là các tai biến phẫu thuật không phát hiện được mà trở thành biến chứng.

4.2. Biến chứng muộn:

  • Viêm miệng nối: Bệnh nhân xuất hiện từng đợt đau âm ỉ, buồn nôn hoặc sau ăn một loại thức ăn nào đó, đau có tính chất bỏng rát tăng lên. Dùng kháng sinh thì hết đau. Nếu viêm tái diễn nhiều lần sẽ dẫn tới loét.
  • Loét miệng nối: Gặp cả trong 2 kiểu nối Billroth I hoặc II. Tỷ lệ gặp khoảng 2 - 3%.
  • Hội chứng quai tới:Những biến chứng xảy ra có liên quan đến quai tới gọi chung là hội chứng quai tới song thực ra có những hình thái khác nhau.
  • Lồng quai đi: Là biến chứng ít gặp, bệnh nhân có thể đau cơn ở vùng thượng vị, nôn, có khi nôn ra máu. Sau khi nôn bệnh nhân cảm thấy nhẹ và dễ chịu, bớt căng ở vùng thượng vị.
  • Thoát vị trong: Thường gặp trong kiểu khâu nối Billroth II. Quai ruột thoát vị ra sau miệng nối, nằm giữa miệng nối và đại tràng ngang trong kiểu nối trước - trước. Phát hiện bệnh thường muộn, bệnh nhân có những cơn đau kịch phát từ ngày thứ 3 - 6 sau mổ, đầy bụng, tức ở vùng thượng vị, khó chịu, có thể nôn hoặc buồn nôn. Chẩn đoán xác định nhờ X quang.
  • Hội chứng Dumping: Bệnh nhân có cảm giác căng ở vùng thượng vị, óc ách ở bụng, có những cơn đau quặn bụng, nôn hoặc buồn nôn, ỉa chảy, thần kinh thực vật: mặt đỏ bừng hoặc tái đi, vã mồ hôi, tim đập nhanh, nhức đầu, hốt hoảng, mệt mỏi, phải đi nằm nghỉ ngơi.
  • Thiếu máu: Phần dạ dày cắt bỏ có chức năng tham gia vào quá trình tạo máu do vậy khi cắt bỏ sẽ có tình trạng thiếu máu, chủ yếu là thiếu B12, Fe. Tuỳ cá thể mà có mức độ khác nhau. Ngoài 6 tháng mức độ bù trừ cũng khác.
  • Thiểu dưỡng: Do giảm thể tích dạ dày nên thức ăn không được nhào trộn kĩ, làm giảm khả năng hấp thụ của ruột. Bệnh nhân sẽ bị thiểu dưỡng, giảm khả năng lao động hoặc sút cân không hồi phục. Cần cho ăn chế độ cao đạm, theo dõi chặt chẽ, không lao động nặng.
  • Mắc các bệnh mãn tính: lao phổi, rối loạn tâm thần...
  • Các rối loạn khác:

Giun chui lên dạ dày: đây là một thay đổi sinh lý liên quan tới cắt đoạn dạ dày. Sau cắt đoạn dạ dày độ toan của dịch vị bị giảm, cơ môn vị bị mất dễ làm cho giun đũa chui lên dạ dày. Đây là một đặc điểm của các bệnh nhân xứ nhiệt đới. Tỷ lệ chiếm 70%. Vì thế sau mổ cần định kỳ tẩy giun và giữ vệ sinh ăn uống.

Rối loạn hấp thu mỡ, đường, đạm, vitamin: các rối loạn này đều xuất phát từ sự luân chuyển thức ăn quá nhanh xuống ruột non.

5. Chăm sóc bệnh nhân sau khi mổ cắt dạ dày:

5.1. Chế độ ăn uống:

Dạ dày có chức năng giúp tiêu hóa thức ăn từ bên ngoài đưa vào. Do đó dù bị cắt bỏ bán phần hay hoàn toàn thì bệnh nhân cũng cần thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lí:

  • Trong vài tuần đầu bệnh nhân sẽ được chăm sóc qua đường tĩnh mạch cho đến khi có thể ăn uống lại và có thể bắt đầu ăn nhẹ sau 4-5 ngày hậu phẫu. Bệnh nhân cần dùng thuốc giảm đau một thời gian sau đó. Thường thì sau khi cắt dạ dày 1-2 tuần có thể xuất viện.
  • Sau khi xuất viện người bệnh có thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, không thể ăn nhiều thức ăn trong cùng một lúc nên cần chia nhỏ ra thành nhiều bữa khác nhau giúp thức ăn được tiêu hóa từ từ và dễ dàng hơn, nên chia các bữa ăn thành 6 – 8 bữa là hợp lí. Cần ăn chậm nhai kỹ và thức ăn phải được nấu chín. Tuyệt đối không được ăn thức ăn sống.
  • Tránh ăn các thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng, chúng có thể gây rối loạn hệ tiêu hóa.
  • Trong thực đơn cho người bị cắt dạ dày cần sung các thực phẩm giàu tinh bột, sắt, canxi và những chất dinh dưỡng khác giúp vết thương mau hồi phục:

+ Bổ sung các loại ngũ cốc và thực phẩm chứa nhiều canxi: Những loại ngũ cốc ít chất xơ giúp cho quá trình hấp thu và tiêu hóa của bệnh nhân dễ dàng hơn.

+ Các loại thực phẩm giàu sắt: Sắt trong các loại thịt đỏ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ nhất.

+ Thực phẩm chứa nhiều vitamin C và acid folic cho cơ thể: Bổ sung vitamin C còn hỗ trợ cho quá trình hấp thu sắt cho cơ thể. Acid folic còn có tác dụng giúp hồng cầu khỏe mạnh , giúp bệnh nhân mau hồi phục hơn.

vicare.vn-cat-da-day-co-thuc-su-nguy-hiem-nhu-ban-nghi-body-4
Vitamin C là chất cần thiết được bổ sung sau khi cắt dạ dày

5.2. Chế độ nghỉ ngơi và tập luyện:

Bệnh nhân sau thủ thuật cắt dạ dày cần có chế độ nghỉ ngơi thích hợp, tránh hoạt động mạnh, lao động quá sức. Trong 1 đến 2 tuần đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân nên nằm nghỉ ngơi, hạn chế đi lại. Sau đó, bệnh nhân nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục mỗi ngày vừa với sức mình như tập dưỡng sinh, thở bụng, điều này giúp bệnh nhân tạo lại một thế quân bình mới, tuy nhiên, phải lên kế hoạch, chương trình cụ thể cho việc này.

6. Kết luận

Sau một vài năm từ khi cắt dạ dày, bệnh nhân có thể trở lại một cuộc sống sinh hoạt như bình thường khi thói quen ăn uống đã được điều chỉnh hợp lý. Khi đó, một cuộc sống không có dạ dày vẫn diễn ra bình thường hoặc tốt hơn, do nguy cơ ung thư dạ dày đã hoàn toàn được biến mất.

Xem thêm:

  • Có nên phẫu thuật khi bị trào ngược dạ dày?
  • Vì sao chứng trào ngược dạ dày thực quản lại gây ra bệnh ung thư dạ dày
  • Đừng chủ quan với trào ngược dạ dày thực quản