Cắt chỉ tầng sinh môn có đau không các mẹ ơi?

Với những bà mẹ mang thai lần đầu tiên, chắc chắn sẽ có rất nhiều lo lắng, băn khoăn, đặc biệt là khi ngày lâm bồn gần kề. Một trong những lo lắng đó là sợ cảm giác đau sau sinh khi phải rạch tầng sinh môn. Thực tế, cắt chỉ tầng sinh môn có đau không? Cùng chị em đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này ở bài viết dưới đây.

Cắt chỉ tầng sinh môn có đau không các mẹ ơi? Cắt chỉ tầng sinh môn có đau không các mẹ ơi?

Tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn là khoảng trống giữa hậu môn và bộ phận sinh dục, ở nam là bìu và ở nữ là âm hộ có chiều dài từ 3-5cm, được cấu tạo bởi 3 tầng: tầng sâu có cơ nâng hậu môn và cơ ngồi cụt được bao bọc bởi 2 lá cân của tầng sinh môn sâu, tầng nông có 5 cơ, tầng giữa gồm cơ ngang sâu và cơ thắt niệu đạo.

Tầng sinh môn nằm giữa xương cụt và xương mu, bao gồm phần đáy chậu và các cấu trúc xung quanh. Đây là một khu vực kích thích tình dục cho cả nam và nữ

Rách tầng sinh môn thường xảy ra trong lần sinh nở đầu tiên.

HoiBenh.vn-cat-chi-tang-sinh-mon-co-dau-khong-cac-me-oi-body-2
Tầng sinh môn là khoảng trống giữa hậu môn và bộ phận sinh dục

Vì sao cần rạch tầng sinh môn khi sinh?

Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật được sử dụng trong sinh thường khi cần thiết, nhằm giúp em bé có thể được sinh ra một cách dễ dàng hơn và giảm thiểu nguy cơ rách tầng sinh môn khi sinh gây ảnh hưởng đến cơ thắt hậu môn, và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng sau này. Một trong những hậu quả của nó là là tình trạng đại tiểu tiện không tự chủ.

Do vậy các bác sĩ có kinh nghiệm trong ngành sản khoa, khi thực hiện đỡ đẻ thường tiên lượng các trường hợp cần phải cắt rạch tầng sinh môn và thực hiện khi cần thiết.

Những trường hợp nào cần cắt rạch tầng sinh môn?

  • Tính đàn hồi của tầng sinh môn kém, miệng âm đạo nhỏ hẹp, khiến thai ra ngoài một cách khó khăn, nguy cơ bị rách tầng sinh môn nghiêm trọng.
  • Thai nhi lớn, đầu thai to hoặc thai nằm vị trí ngôi ngược, khó sinh hoặc trong trường hợp đầu của thai nhi bị kẹp ở tầng sinh môn đều phải tiến hành rạch tầng sinh môn.
  • Những sản phụ sinh muộn, trên 35 tuổi, thường dễ mắc các bệnh trong thời kì mang thai, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Để giảm bớt sự tiêu hao năng lượng và sức khỏe của mẹ trong khi sinh, bác sĩ thường sẽ cắt rạch tầng sinh môn.
  • Trường hợp cổ tử cung đã mở hết, đầu thai nhi khá thấp, nhưng thai nhi có hiện tượng thiếu oxy, nhịp tim của thai không đều, có những biến chứng xảy ra như nước ối vẩn đục hoặc có phân của thai nhi, các bác sĩ sẽ cắt rạch tầng sinh môn để đẩy nhanh quá trình sinh.
HoiBenh.vn-cat-chi-tang-sinh-mon-co-dau-khong-cac-me-oi-body-3
Tính đàn hồi của tầng sinh môn kém, miệng âm đạo nhỏ hẹp

Cắt chỉ tầng sinh môn có đau không?

Trước đây việc khâu tầng sinh môn thường được sử dụng chỉ thường, nếu như vết thương không có bất kì dấu hiệu bất thường nào như chảy dịch, chảy mủ ... Thì sau khoảng 3-4 tuần bạn cần quay lại cơ sở y tế để tái khám và bác sĩ sẽ thực hiện cắt chỉ.

Tuy nhiên hiện nay, việc khâu tầng sinh môn sau sinh có thể được thực hiện bằng chỉ tự tiêu, và sau khoảng thời gian là 2-4 tuần, chỉ sẽ tự tiêu và bạn không cần quay lại cơ sở y tế để cắt chỉ nếu không có dấu hiệu bất thường nào ở vết khâu.

Bạn có thể hoàn toàn yên tâm, khi thực hiện cắt chỉ tầng sinh môn, vết thương gần như đã lành hoàn toàn do vậy sẽ không có cảm giác đau đớn quá nhiều. Thông thường, các bác sỹ sẽ có chỉ định tiêm thuốc tê trong các ca cắt chỉ tầng sinh môn. Đừng lo lắng khi nghe các lời đồn thổi về việc đau đớn trong khi khâu tầng sinh môn.

Biến chứng thường gặp khi thực hiện rạch tầng sinh môn?

Tuy là một thủ thuật không quá khó khăn nhưng việc cắt rạch tầng sinh môn có thể để lại một số biến chứng nếu như sau sinh, mẹ không vệ sinh và chăm sóc vết khâu tốt:

  • Đau đớn khi quan hệ tình dục sau này: đây là một vấn đề rất phổ biến, tuy nhiên sẽ giảm dần theo thời gian.
  • Nhiễm trùng: Thường xảy ra nếu không vệ sinh vết thương tốt, để xảy ra tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, dấu hiệu nhận biết là việc vết thương sưng, tấy, đỏ, hoặc xuất hiện mùi bất thường
  • Rò rỉ khí hoặc phân ra từ vết thương
  • Chảy máu: Khi vết thương vẫn còn chảy máu sau khi bác sĩ đã khâu lại, bạn cần đến các cơ sở y tế để khám và xử trí
HoiBenh.vn-cat-chi-tang-sinh-mon-co-dau-khong-cac-me-oi-body-4
Đau đớn khi quan hệ tình dục sau này

Chăm sóc tầng sinh môn sau cắt rạch như thế nào?

  • Khi vệ sinh vùng kín, nên dùng nước ấm, rửa nhẹ nhàng, có thể dùng nước muối sinh lí hoặc các dung dịch do bác sĩ chỉ định, vệ sinh ít nhất 2 lần/ ngày
  • Khi đi đại tiện, nên dùng khăn mềm hoặc giấy mềm, lau nhẹ nhàng, tránh làm dính vào vết khâu
  • Chọn đồ mặc phù hợp, thoáng mát, không nên mặc đồ quá bó sát hoặc không thoáng khí, có thể gây ra cảm giác khó chịu
  • Vận động nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng,vận động mạnh
  • Ăn uống, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao thể trạng, giúp vết khâu mau lành hơn
  • Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi vết thương lành hẳn , tránh bị đau rát hoặc có thể làm trầm trọng thêm vết khâu.

Cắt rạch tầng sinh môn là một thủ thuật cần thiết trong mỗi ca sinh nở, và hầu như không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe của sản phụ. Ngày nay, việc khâu chỉ tự tiêu khiến các mẹ không cần thiết phải trải qua việc cắt chỉ tầng sinh môn. Trong trường hợp không dùng chỉ tự tiêu, khi cắt chỉ bác sỹ sẽ dùng thuốc tê nên cảm giác đau đớn sẽ không quá nhiều. Các mẹ cũng cần chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh cẩn thận, tránh biến chứng hoặc nhiễm trùng.

Xem thêm:

  • Hướng dẫn các mẹ cách giữ vệ sinh tầng sinh môn sau khi sinh
  • Mẹ làm được 5 việc này sẽ không lo "đi đẻ là bị rạch tầng sinh môn”
  • 8 “bí kíp” giúp phục hồi tầng sinh môn sau sinh