Cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không?

Cao huyết áp trong khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến ở các bà bầu. Vậy bà bầu bị cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không và khi bị tình trạng này, mẹ bầu cần chú ý những gì để bảo vệ sức khỏe cho mẹ lẫn bé? Hãy xem giải đáp dưới bài viết sau.

Cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không? Cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không?

Cao huyết áp trong khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến ở các bà bầu. Vậy bà bầu bị cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không và khi bị tình trạng này, mẹ bầu cần chú ý những gì để bảo vệ sức khỏe cho mẹ lẫn bé? Hãy xem giải đáp dưới bài viết sau.

1. Tìm hiểu về chứng cao huyết áp khi mang thai của mẹ bầu

Cao huyết áp thai kỳ hay còn gọi là chứng tăng huyết áp thai kỳ là một loại bệnh lý rất thường xảy ra ở nhiều thai phụ, được biểu hiện thông qua việc chỉ số huyết áp đo được cao hơn mức quy định. Mức độ của cao huyết áp thai kỳ được phân thành 2 mức chính:

  • Mức độ nhẹ: trị số huyết áp tâm thu trong khoảng từ 140 – 159/90 – 109mmHg).
  • Mức độ nặng: trị số huyết áp tâm thu cao hơn 160/110mmHg.

Tăng huyết áp thai kỳ có những thể nào?

Một số thể lâm sàng của cao huyết áp thai kỳ:

  • Tăng huyết áp mãn tính: xuất hiện ở mẹ từ trước khi mang thai hoặc trong khoảng trước tuần 20 của thai kỳ, kéo dài hơn 42 ngày sau khi sinh.
  • Tăng huyết áp trong thai kỳ: xuất hiện từ sau tuần 20 thai kỳ và hồi phục sớm trong vòng 42 ngày sau sinh.
  • Tiền sản giật: khi huyết áp thai kỳ kết hợp với tiểu đạm ý nghĩa, thai phụ sẽ bị tiền sản giật.
  • Tăng huyết áp chưa phân loại: tình trạng huyết áp đo lần đầu sau tuần 20 của thai kỳ và được chẩn đoán là tăng huyết áp. Trường hợp này, bệnh nhân cần phải đến bệnh viện nhận đánh giá sau 42 ngày sau khi sinh.

Các triệu chứng của cao huyết áp thai kỳ

Bạn có thể dễ dàng nhận ra bản thân đang bị tăng huyết áp thai kỳ thông qua các biểu hiện sau:

  • Cơ thể phù, sưng ở nhiều nơi và tăng cân đột ngột.
  • Thường xuyên buồn nôn, ói mửa liên tục.
  • Thị giác kém đi hoặc xảy ra tình trạng nhìn 1 thành 2 (nhìn đôi).
  • Đau vùng bụng bên phải và quanh dạ dày.
  • Đi tiểu ít...
vicare.vn-cao-huyet-ap-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong-body-1

2. Mẹ bị cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không?

Chứng cao huyết áp trong thai kỳ có tác động tiêu cực nhất định đến mẹ và bé, tùy thuộc theo thời gian mang thai cũng như mức độ tăng huyết áp của mẹ. Khi tình trạng cao huyết áp càng diễn biến nặng nề và xuất hiện sớm, mẹ và bé sẽ có nguy cơ lớn đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe.

Theo thống kê, có đến khoảng 1⁄4 phụ nữ bị chứng cao huyết áp thai kỳ sẽ tiếp tục diễn biến nặng và nhanh hơn trong suốt thời gian mang thai, sau đó dẫn đến tiền sản giật khi chuyển dạ hoặc ngay sau khi sinh. Đối với phụ nữ bị cao huyết áp trước tuần 30 của thai kỳ, nguy cơ gặp phải tiền sản giật sẽ tăng gấp đôi.

Khi bạn đã từng bị chứng cao huyết áp ở lần mang thai đầu tiên, bạn cũng có khả năng cao bị tăng huyết áp ở lần mang thai sau và nguy cơ bị tăng huyết áp, đột quỵ của mẹ sau này là không hề nhỏ.

Bên cạnh đó, cao huyết áp ở phụ nữ mang thai cũng sẽ khiến em bé gặp không ít biến chứng như thai nhi chậm phát triển, dễ đứt nhau thai và nghiêm trọng nhất là thai chết lưu...

3. Những lưu ý cần nhớ khi bị cao huyết áp thai kỳ

vicare.vn-cao-huyet-ap-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong-body-2

Chính vì tính nguy hiểm của cao huyết áp thai kỳ, bất kỳ bà bầu nào cũng cần hết sức chú ý những điều sau:

  • Khám thai định kỳ: bạn cần phải thực hiện khám thai định kỳ theo hướng dẫn từ bác sỹ cũng như đo huyết áp ở mỗi lần khám này, từ đó phát hiện kịp thời nếu huyết áp cao bất thường. Việc phát hiện sớm nhất có thể chứng tăng huyết áp thai kỳ sẽ góp phần giúp việc điều trị và giữ ổn định huyết áp theo nguyên nhân dễ dàng hơn.
  • Trong trường hợp cao huyết áp thai kỳ gây ra tiền sản giật, mẹ bầu cần phải được điều trị nội trú tại bệnh viện hay các cơ sở y tế chuyên môn. Một số trường hợp khi điều trị nội khoa không mang lại kết quả khả quan, mẹ buộc phải thực hiện mổ lấy thai sớm nhằm đảm bảo quyền lợi cũng như sức khỏe của mẹ.
  • Chứng cao huyết áp thai kỳ không phải là một hiện tượng bình thường. Mặc dù khá phổ biến, nhưng đây lại là dấu hiệu cho một thai kỳ kém an toàn và có biến động. Vì vậy, mẹ bầu sau khi phát hiện mình bị tăng huyết áp thai kỳ phải theo dõi thật sát huyết áp của mình, đồng thời tình trạng này phải có sự can thiệp tối ưu và kịp thời nhất từ bác sỹ.
  • Thai phụ nên có chế độ ăn uống và vận động hàng ngày một cách đều đặn, vừa sức. Bạn nên hạn chế ăn các món nhiều muốn, món mặn. Một chế độ ăn nhạt và ít mỡ, kiêng chất kích thích... là chế độ lý tưởng với bạn. Bên cạnh đó, bạn nên ăn thật chậm và nhai kỹ để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Các thực phẩm tốt cho mẹ bầu là cà rốt, sinh tố - nước ép trái cây, các loại rau củ... Hãy tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm này trong các bữa ăn hàng ngày.
  • Bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn và khi ngủ, hãy nghiêng về phía bên trái.

Bài viết trên đã giúp bạn đọc nói chung và gia đình của các mẹ bầu nói riêng hiểu rõ về cao huyết áp thai kỳ cũng như giải đáp cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không. Bạn hãy chú ý đến tình trạng sức khỏe của mình để có sự can thiệp kịp thời nếu bị cao huyết áp khi mang thai, tránh để hiện tượng này ảnh hưởng đến bạn và thai nhi trong bụng.

Xem thêm:

  • Huyết áp cao và kiểm soát huyết áp trong thai kỳ
  • Tăng huyết áp thai kỳ nguy hiểm thế nào?
  • 6 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp