Cánh tay có mụn nhỏ sần lên như da gà - Bạn có biết mình đã bị bệnh dày sừng nang lông?

Dày sừng nang lông (keratosis pilaris – KP) là một trong những bệnh lý mạn tính về da. Ban xuất hiện trong bệnh lý dày sừng nang lông thường dưới dạng những ban sẩn thô sần sùi. Thường thì những bướu nhỏ này sẽ có màu của da, nhưng đôi khi chúng cũng có màu loang lổ hay giống như mụn đầu trắng. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì và cách điều rị như thế nào? Kính mời quý bạn đọc ...

Cánh tay có mụn nhỏ sần lên như da gà - Bạn có biết mình đã bị bệnh dày sừng nang lông? Cánh tay có mụn nhỏ sần lên như da gà - Bạn có biết mình đã bị bệnh dày sừng nang lông?

Dày sừng nang lông (keratosis pilaris – KP) là một trong những bệnh lý mạn tính về da. Ban xuất hiện trong bệnh lý dày sừng nang lông thường dưới dạng những ban sẩn thô sần sùi. Thường thì những bướu nhỏ này sẽ có màu của da, nhưng đôi khi chúng cũng có màu loang lổ hay giống như mụn đầu trắng. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì và cách điều rị như thế nào? Kính mời quý bạn đọc cùng chuyên mục Sống khỏe của Vicare kỳ này tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh

Keratin là một loại protein tự nhiên của da. Bình thường da sẽ chỉ sản xuất 1 lượng keratin vừa đủ để bảo vệ các tế bào da bên trong, nhưng khi da quá khô, và để phòng vệ thì da chúng ta sẽ tích cực tiết ra chất sừng (keratine) để bảo vệ da. Khi lượng sừng được sản xuất quá nhiều như vậy, nó sẽ làm cho lỗ chân lông bị tắt nghẽn, tạo nên những hột sừng cứng tại lỗ chân lông, làm cho da sần sùi như da gà. Chứng dày sừng nang lông là một căn bệnh có tính di truyền trong gia đình.

vicare.vn-tong-quan ve-benh-day-sung-nang-long

Ảnh hưởng của bệnh dày sừng nang lông

Chứng dày sừng nang lông thường ảnh hưởng đến một số vị trí như mặt trên cánh tay và đùi, đôi khi cả ở mông và trên má. Đây là một căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng song đôi khi lại gây phiền toái cho người bệnh do vẻ bên ngoài thiếu thẩm mỹ. Hầu như da chỉ bị kích ứng khi trở nên quá khô và ngứa hay khi chúng ta cậy những vết sần. Chứng bệnh này thường sẽ giảm đi theo thời gian và được cải thiện vào mùa hè, nhưng với một số người thì căn bệnh hầu như không thuyên giảm quanh năm. Đây là căn bệnh hay gặp ở trẻ em tuổi mới lớn, tuy nhiên rất hiếm trẻ em bị mắc chứng bệnh này như là dấu hiệu của một căn bệnh di truyền và cũng rất ít trẻ bị mắc bệnh quá nặng.

Chẩn đoán bệnh dày sừng nang lông

Bác sỹ có thể dễ dàng chẩn đoán chứng dày sừng nang lông chỉ cần dựa vào quan sát các đặc điểm trên da và hỏi tiền sử bệnh nhân.

vicare.vn-tong-quan ve-benh-day-sung-nang-long

Cách điều trị bệnh

Căn bệnh này hầu như không cần điều trị trừ khi nó gây nhiều khó chịu và phiền toái cho bệnh nhân. Hiện nay không có một phương pháp nào thực sự hiệu quả để điều trị chứng bệnh này, tuy nhiên việc ử dụng các loại kem dưỡng ẩm có bổ sung ure và acid lactic có thể giúp cải thiện thẩm mỹ trên da. Tuy nhiên đôi khi những loại kem này có thể gây kích ứng da và thường không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em.

Liệu pháp điều trị bằng laser có thể được sử dụng trong những trường hợp nặng, tuy nhiên tác dụng chủ yếu của laser chỉ là làm giảm những vết mẩn đỏ trên da chứ không thể làm tiêu hoàn toàn những vết sần.

Khi nào nên đi khám bác sỹ

Nếu khi phát hiện những dẫu hiệu bất thường trên da, và nghi ngờ bị mắc bệnh thì cần đến các cơ sở y tế để các bác sỹ để được tư vấn và điều trị. Chứng dày sừng nang lông khiến cho da hay bị ngứa hoặc khi nó ảnh hưởng đến nhiều phần trên cơ thể (như lông mày, đầu gối hay khuỷu tay...) Nói về điều này, BSCKII. Vũ Thị Lừu - Bệnh viện E cũng đưa ra lời khuyên "Người bệnh nên đi khám chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Khi bị bệnh, không nên dùng xà phòng tắm bởi tính kiềm của xà phòng sẽ gây kích thích da. Người bệnh nên dùng các sản phẩm sữa tắm giữ ẩm. Đặc biệt là hạn chế tối đa việc cọ xát trên bề mặt da tổn thương bởi hành động này sẽ làm cho bệnh nặng hơn..."

Theo: Viện y học Ứng dụng Việt Nam

>>> Xem thêm: Chữa dày sừng nang lông bằng Đông y