Cảnh giác bệnh viêm phổi trẻ em trong mùa đông

Bệnh viêm phổi trẻ em là căn bệnh thường gặp và trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều bậc phụ huynh do tiến triển nhanh và nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng trẻ nhỏ. Bệnh đặc biệt phổ biến trong mùa đông. Việc phát hiện sớm ra dấu hiệu, nguyên nhân viêm phổi trẻ là điều cực kỳ quan trọng để bố mẹ có thể phòng và chữa cho con.

Cảnh giác bệnh viêm phổi trẻ em trong mùa đông Cảnh giác bệnh viêm phổi trẻ em trong mùa đông

Viêm phổi trẻ em là gì?

Viêm phổi trẻ em là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp nặng, gây tổn thương nhu mô phổi dẫn đến suy hô hấp do rối loạn trao đổi khí, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp, vi khuẩn , virut trú ngụ ở mũi họng được phát tán khi trẻ ho, hắt hơi, chảy mũi. Trẻ sơ sinh có thể bị lây qua đường máu ở giai đoạn khi sinh và ngay sau sinh.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ dưới 5 tuổi hay gặp hơn. Bệnh đặc biệt xuất hiện nhiều trong mùa đông bởi thời tiết lạnh, virus, vi khuẩn hoạt động mạnh tấn công hệ hô hấp non trẻ của bé.

Dấu hiệu nhận biết viêm phổi trẻ em

vicare.vn-canh-giac-benh-viem-phoi-tre-em-trong-mua-dong-body-1
  • Sốt cao

Do bệnh viêm phổi, khoang phổi bị nhiễm trùng nên đa số trẻ đều sốt cao tầm 39 độ C đổ lên.

Các cơn sốt thường đi kèm nhức mỏi nên trẻ có thể co duỗi chân tay bất bình thường. Tuy nhiên, sốt cao chỉ là dấu hiệu ban đầu căn cứ vào đó để theo dõi chứ không dùng để chẩn đoán bệnh viêm phổi. Bố mẹ cần kết hợp với những triệu chứng tiếp theo trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

  • Mệt mỏi

Bệnh viêm phổi khiến phổi hoạt động khó khăn, trẻ phải tốn năng lượng nhiều hơn để tăng cường hoạt động hít thở, với mục đích là cung cấp oxy cần thiết cho có thể. Vì thế, các con sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường, nằm li bì và buồn ngủ liên tục.

  • Khó thở, rút lõm lồng ngực khi trẻ hít vào

Trẻ bị viêm phổi khiến phổi hoạt động với hiệu suất thấp dẫn đến tần suất hoạt động cần được tăng cao để đảm bảo duy trì mức oxy cần thiết. Trẻ phải thở nhanh liên tục(khác với lúc trẻ bị sốt cao). Vì cố gắng lấy nhiều oxy từ bên ngoài hơn, bé dùng cả vùng cơ hoành (phân cách ổ bụng và lồng ngực) để co bóp thay vì mỗi phần ngực co bóp. Điều này khiến cho phần dưới lồng ngực bị lõm vào khi bé cố hít không khí.

Nhịp thở được coi là nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (trẻ dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (trẻ từ 2 tháng – 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (trẻ trên 1 tuổi) và trên 30 lần/phút đối với trẻ từ 5 tuổi đổ lên. Nhịp thở nhanh cũng được coi là dấu hiệu chính và xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi.

  • Ho - biểu hiện điển hình viêm phổi trẻ em
vicare.vn-canh-giac-benh-viem-phoi-tre-em-trong-mua-dong-body-2

Bệnh viêm phổi sẽ gây ra dịch nhầy trong khoang phổi, trẻ sẽ phản xạ tự nhiên là ho để đẩy chất dịch này ra bên ngoài. Thời gian đầu, bé có thể ho khan, sau đó ho có đờm. Ban đầu đờm có thể màu trắng rồi dần chuyển màu xanh hoặc vàng. Chất nhầy cũng có thể được đào thải qua xoang khiến trẻ bị sổ mũi

  • Môi và da tím tái nhợt nhạt

Đây là triệu chứng nghiêm trọng. Nó cho thấy mức độ hít thở của em bé không cung cấp đủ oxy cần thiết cho cơ thể. Lúc này trẻ tái nhợt da toàn thân, nhất là da môi và da mặt.

Lúc này, các mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức nếu phát hiện triệu chứng này.

  • Tức ngực hoặc đau bụng

Cùng vì phổi phải hoạt động nhiều hơn bình thường, vùng bụng cũng cần co bóp để hít thở sâu hơn khiến chúng chịu áp lực lớn gây nên những con tức ngực hoặc đau bụng.

  • Nôn trớ hoặc tiêu chảy

Bệnh viêm phổi cũng ảnh hưởng đến cả dạ dày. Trẻ có thể bị nôn trớ hoặc tiêu chảy nhẹ, không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho.

Nguyên nhân viêm phổi trẻ em

  • Các loại vi khuẩn isteria, Coli, các vi khuẩn Gram âm là nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổi. Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn trong nước ối, dịch tiết ở đường sinh dục của người mẹ, dụng cụ y tế và môi trường trong quá trình đỡ đẻ bị nhiễm khuẩn
  • Ở trẻ nhỏ, bộ máy hô hấp còn non nớt. Đường hô hấp nhỏ hẹp và ngắn , khi bị viêm dễ gây phù nề niêm mạc đường thở nên trẻ hay gặp các cơn khó thở, viêm rất dễ lan rộng ra xung quanh khiến bệnh thường tiến triển nhanh và nặng. Những trẻ ở dưới một tuổi thì phế nang vẫn còn ít nên mỗi khi thở gần như tất cả phế nang đều hoạt động, còn nhanh hơn bình thường để bù cho nhu cầu oxy/kg cân nặng cao hơn người lớn. Quá trình này nếu tăng cao và diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến trẻ kiệt sức và có thể bị suy hô hấp. Ở những trẻ lớn hơn, cơ quan hô hấp đã phát triển và hoàn thiện dần thì tỷ lệ viêm phổi cũng giảm dần và các biến chứng nặng cũng ít gặp hơn.
  • Vào mùa đông, tâm lý của các bậc phụ huynh thường sợ con lạnh nên thấy con ốm càng quấn kỹ để tránh gió, tránh rét mà vô tình khiến trẻ nóng quá, mồ hôi ra nhiều thấm ngược lại dẫn đến bị viêm phổi.
  • Ngoài ra, trẻ sống ở môi trường đông đúc, môi trường ô nhiễm, kém vệ sinh, trong gia đình có người mắc bệnh lao, hút thuốc lá... Hay trẻ có hệ miễn dịch kém, không được tiêm phòng đầy đủ, thời tiết thay đổi đột ngột... đều có thể dẫn tới nguy cơ bị viêm phổi ở trẻ.

Cách điều trị viêm phổi trẻ em

  • Tăng cường cho trẻ bú, ăn đều đặn, chú ý bồi dưỡng thêm khi đang bệnh để tăng sức đề kháng.
  • Nên cho trẻ uống nhiều nước ấm vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng, giảm ho. Không nên tự ý lạm dụng các loại thuốc ho để giảm ho khi trẻ bị viêm phổi vì ho là phản xạ có lợi để tống đàm, dãi ra ngoài để trẻ có thể hít thở dễ dàng. Những trẻ ho nhiều dẫn đến hậu quả xấu như nôn ói, mất ngủ, đau tức ngực, rát họng... phụ huynh có thể dùng các loại thuốc ho an toàn theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Trong quá trình chăm sóc, các bậc phụ huynh cần lưu ý theo dõi một trong những dấu hiệu nặng sau để đưa trẻ đi khám ngay: Ho lâu, nặng tiếng, thở nhanh liên tục, thở gắng sức khiến cánh mũi phập phồng, co rút lồng ngực. Giữa các cơn ho và lúc ho cảm giác đau ngực, có thể bị nôn, mặt trở nên tím tái. Trẻ không thể uống được nước, trở nên lừ đừ, bứt rứt... Đây đều là những dấu hiệu quan trọng khi bệnh có diễn biến nặng hơn, bố mẹ cần đưa con đi khám và chữa bệnh ngay để tránh những biến chứng nặng nề.

Cách phòng bệnh viêm phổi trẻ em trong mùa đông

vicare.vn-canh-giac-benh-viem-phoi-tre-em-trong-mua-dong-body-3
  • Cần giữ ấm cho trẻ, nhất là buổi sáng và tối và những khi thời tiết thay đổi thất thường.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang bị viêm phổi. Vì trẻ cũng dễ bị lây chéo bệnh từ người lớn trong gia đình hay ở lớp học nên cha mẹ cũng cần lưu ý phòng bệnh cho chính mình.
  • Cho trẻ uống nhiều nước và ăn uống đủ chất.
  • Tránh đưa trẻ đến chỗ đông người, khi ra ngoài đường cần đeo khẩu trang cho trẻ.
  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ nhất là các thuốc ngừa cúm, phế cầu, Hib.

Xem thêm:

  • Cách điều trị bệnh viêm phổi cho trẻ sơ sinh tại nhà
  • Nguyên nhân của bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh