Cảnh báo mang điện thoại vào nhà vệ sinh rước bệnh vào người

Việc mang điện thoại vào nhà vệ sinh tưởng chừng như vô hại và vẫn được rất nhiều người thực hiện, tuy nhiên, bạn có biết điều này hết sức tai hại? Nếu vẫn chưa tin, hãy xem ngay bài viết sau đây để biết rõ về hậu quả của nó.

Cảnh báo mang điện thoại vào nhà vệ sinh rước bệnh vào người Cảnh báo mang điện thoại vào nhà vệ sinh rước bệnh vào người

Việc mang điện thoại vào nhà vệ sinh tưởng chừng như vô hại và vẫn được rất nhiều người thực hiện, tuy nhiên, bạn có biết điều này hết sức tai hại? Nếu vẫn chưa tin, hãy xem ngay bài viết sau đây để biết rõ về hậu quả của nó.

Tăng nguy cơ lây nhiễm các loại vi khuẩn

Nhà vệ sinh là một nơi tập hợp vô số loại vi khuẩn, đặc biệt là các loại norovirus, E.coli, Salmonella, Shigella, khẩu tụ cầu vàng, vi khuẩn viêm gan A hay thậm chí là các loại vi khuẩn gây bệnh cảm cúm. Vì thế, việc mang điện thoại vào nhà vệ sinh, điện thoại của bạn sẽ trở thành nơi bám trụ của những loại vi khuẩn này. Điều tai hại là, sẽ chẳng có ai rửa điện thoại sau khi đi vệ sinh cả. Chính vì thế, điện thoại cùng các loại vi khuẩn sẽ theo bạn trở ra ngoài và lan sang các khu vực khác như chăn đệm, dụng cụ ăn uống và bạn có thể bị lây nhiễm bất cứ lúc nào.

Theo nghiên cứu từ Đại học Arizona, tỷ lệ điện thoại di động có tiềm ẩn bệnh tật là 90% và trong đó, đến 16% máy có dấu vết của phân người. Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu được đăng trên tờ Annals of Microbiology Clinical and Antimicrobials, có đến 95% điện thoại di động mang theo vào nhà vệ sinh đều nhiễm khuẩn và trong số đó, nhiễm trùng tụ cầu là nguy hiểm hơn cả.

Vi khuẩn tụ cầu là một loại vi sinh vật được tìm thấy khá nhiều trong mũi hoặc trên da ở bất kỳ ai. Nếu ở bên ngoài, loại vi khuẩn này sẽ không gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu như xâm nhập sâu vào bên trong cơ thể và đặc biệt là tấn công đến máu, xương khớp, phổi, tim..., khuẩn tụ cầu có thể gây ra tử vong.

Theo bác sỹ Jamin Brahmbhatt – bác sỹ chuyên khoa tiết niệu của Trung tâm Y tế khu vực Orlando – cảnh báo, mang điện thoại theo vào nhà vệ sinh hoàn toàn là một hành động kém thông minh bởi vi khuẩn có thể tích tụ ở bất kỳ đâu như bồn cầu, thanh gạt nước... Theo một khảo sát, mỗi ngày chúng ta chạm tay vào điện thoại khoảng 2600 lần và những người xung quanh cũng có thể chạm vào điện thoại. Do đó, khả năng vi khuẩn lây lan rất cao và đang trong tình trạng đáng báo động.

vicare.vn-canh-bao-mang-dien-thoai-vao-nha-ve-sinh-ruoc-benh-vao-nguoi1

Có khả năng bị chứng thiếu máu lên não

Thiếu máu não là một bệnh lý xảy ra khi trong máu thiếu hồng cầu khỏe mạnh hoặc thiếu Hemoglobin – thành phần chính của hồng cầu dùng để liên kết oxy. Đây là bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao thứ 3 toàn cầu, chỉ đứng sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Bên cạnh đó, thiếu máu não còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng như:

  • Đột quỵ, xuất huyết não.
  • Chứng rối loạn giấc ngủ.
  • Suy giảm trí nhớ và khả năng tư duy.

Nguyên nhân gây ra chứng thiếu máu não có rất nhiều, trong đó, việc mang điện thoại vào nhà vệ sinh đã được chứng minh là một trong số những nguyên nhân này.

Cụ thể là, khi sử dụng điện thoại trong lúc đi vệ sinh, bạn đôi khi sẽ quá tập trung vào nó mà quên đi thời gian thực, từ đó làm cho cơ thể phải ngồi trong một tư thế quá lâu (thậm chí là vài giờ đồng hồ). Tình trạng này sẽ làm máu bị dồn đọng và hạn chế lưu thông, dẫn đến tình trạng bị choáng váng khi đứng lên do máu không kịp bơm lên não. Nếu việc này diễn ra thường xuyên, chứng thiếu máu não của bạn sẽ thêm nghiêm trọng theo thời gian.

Dễ bị táo bón

Nếu đi vệ sinh mà mang theo điện thoại, việc “giải quyết” của bạn sẽ kéo dài thời gian do sự xao nhãng của bạn trong điện thoại. Điều này có rất nhiều tác hại đối với quá trình tuần hoàn máu tại tĩnh mạch khoang chậu. Lâu dần, các tĩnh mạch này sẽ giãn nở và mất đi tính nhạy cảm vốn có của trực tràng trong việc kích thích đại tiện.

Quá trình trên sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đi đại tiện ở những lần sau, tăng nguy cơ táo bón và thậm chí nếu như ở tình trạng nặng, bạn có khả năng bị ung thư đường ruột do chất thải tích tụ lâu ngày.

táo bón cho mẹ mới sinh

Bệnh trĩ cũng là một trong những hậu quả to lớn khi mang điện thoại vào nhà vệ sinh

Trĩ hay còn được gọi là bệnh lòi dom (trong dân gian), thường xảy ra do tình trạng giãn quá mức của tĩnh mạch trĩ (sự phình đại tĩnh mạch) ở các mô xung quanh khu vực hậu môn. Thông thường, chính các mô này sẽ kiểm soát quá trình thải phân ra ngoài. Vì thế, việc bị phình to ra do sưng – viêm đều có ảnh hưởng đến việc đi đại tiện và sức khỏe tổng quát của cơ thể.

Vậy thì bệnh trĩ và việc mang điện thoại theo vào nhà vệ sinh sẽ có mối quan hệ như thế nào? Nếu như bạn chỉ ngồi trên bồn cầu mà không tập trung vào nhiệm vụ “chính” là đẩy chất thải ra ngoài mà chỉ mải mê tập trung vào điện thoại di động, thời gian ngồi sẽ kéo dài và dễ gây ra tình trạng xung huyết hậu môn, làm tắc nghẽn các tĩnh mạch trực tràng, vì thế gây ra bệnh trĩ.

Có thể thấy, việc mang điện thoại vào nhà vệ sinh nghe qua có vẻ là vô hại nhưng lại tiềm ẩn vô số nguy cơ to lớn về mặt sức khỏe nếu điều này diễn ra thường xuyên. Chính vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và người thân trong gia đình, mỗi thành viên đều phải từ bỏ thói quen mang theo điện thoại vào nhà vệ sinh dù với bất kỳ lý do nào.

Xem thêm :

  • "Nghiện" điện thoại có thể làm teo cơ ngón tay
  • Điện thoại biến thành ổ bệnh khi rời nhà vệ sinh
  • Điện thoại di động gây vô sinh ở nam giới như thế nào?