Cần tuân thủ thực đơn như thế nào khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật?
Hiện nay với nhiều bà mẹ trẻ, ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp chăm sóc dành cho con yêu không còn xa lạ. Nhưng vẫn có những trường hợp thành công, cũng như thất bại khi tiến hành kiểu ăn dặm này. Nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng không hiệu quả phần lớn là do thực đơn không phù hợp. Vậy chúng ta cần tuân thủ thực đơn như thế nào khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật? Hãy cùng HoiBenh tìm câu trả lởi trong bài viết dưới đây.
Cần tuân thủ thực đơn như thế nào khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật?
Hiện nay với nhiều bà mẹ trẻ, ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp chăm sóc dành cho con yêu không còn xa lạ. Nhưng vẫn có những trường hợp thành công, cũng như thất bại khi tiến hành kiểu ăn dặm này. Nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng không hiệu quả phần lớn là do thực đơn không phù hợp. Vậy chúng ta cần tuân thủ thực đơn như thế nào khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật? Hãy cùng HoiBenh tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Nên thay đổi thực đơn thường xuyên khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật
Thông thường cách cho trẻ ăn dặm theo kiểu truyền thống thường phải lặp đi lăp lại một món ăn trong khoảng thời gian dài, giai đoạn đầu các mẹ thường hay cho con tập ăn bột; sau đó là nghiền nhuyễn các loại thức ăn và trộn chúng để nấu thành món cháo quen thuộc. Dù có thay đổi nguyên liệu để nấu, thì bé vẫn sẽ cảm thấy nhàm chán vì hầu như món ăn nào cũng trông có vẻ giống nhau về cách chế biến. Chính vì thế việc con hay ăn ít, không chịu ăn, lười ăn... cũng bắt đầu từ nguyên nhân này.
Theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, mẹ sẽ cho con ăn riêng từng món và thay đổi chúng liên tục để trẻ nhanh chóng được nếm thử đầy đủ các loại thức ăn. Và khi trẻ không ăn hết hoặc không thích loại thực phẩm này, thì trẻ đã có cho mình sự lựa chọn khác. Thay vì theo kiểu truyền thống là có thể ăn hay không ăn được, cũng phải bắt buộc ăn hết. Vì chỉ có duy nhất một loại cháo nấu theo kiểu hỗn hợp mà thôi.
Lưu ý trong thực đơn cho bé hàng ngày
Khi áp dụng để trẻ ăn dặm kiểu Nhật mẹ cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong thực đơn hàng ngày của con, bao gồm những lưu ý dưới đây:
- Thực đơn chỉ áp dụng cho con ăn 1 lần duy nhất trong ngày, theo giờ giấc cố định. Chứ không phải phân chia thành nhiều bữa nhỏ, như mẹ đã và đang làm.
- Lần ăn dặm đầu tiên nên cho con ăn cháo trắng xay nhuyễn dạng lỏng, và thay đổi đặc dần theo sự phát triển và tiếp nhận dần của con.
- Bữa ăn của con phải có đầy đủ 3 nhóm chất là tinh bột, chất đạm và vitamin.
- Không nên nêm nếm thức ăn cho trẻ bằng các loại gia vị giống như thức ăn người lớn, vì hệ tiêu hóa của con còn quá non yêu để có thể hấp thu tốt. Nên sẽ dễ dàng bị kích ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Để cho con ăn một cách tự nhiên, không nên bắt ép hay la mắng mỗi khi trẻ ăn chậm.
- Cố gắng cho trẻ ăn đúng bữa, đúng giờ.
- Khi cho con ăn, hãy chuẩn bị sẵn sàng thêm một chiếc thìa để trẻ tự cầm và đút thức ăn cho mình.
- Thay đổi các loại thực phẩm trong thực đơn hàng ngày, chứ không nên cố định bất cứ loại thức ăn nào.
Thực đơn cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật
Vì thể chất của mỗi đứa trẻ là hoàn toàn không giống nhau, chính vì vậy sẽ không có một thực đơn chuẩn mực nào để bạn có thể áp dụng toàn bộ cho trẻ. Chỉ cần khi cho con ăn, mẹ thực hiện đúng những yêu cầu cơ bản trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật là được. Ban đầu bạn có thể tham khảo qua một số bữa ăn mà những bà mẹ khác áp dụng thành công, từ đó thay đổi để phù hợp với con của mình.
Thường thì thời gian bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi, lúc này mẹ chỉ cho con ăn cháo xay nhuyễn nầu loãng trong tuần đầu để con làm quen với cách nhai và nuốt thức ăn. Sau đó có thể thay đổi bún, miến, khoai lang, khoa tây, lòng đỏ trứng, cá, bí đỏ, cà rốt, cà chua, bắp cải...
Sang tháng thứ 7 - thứ 8, bạn hãy nâng thực đơn của con lên đặc hơn so với tháng vừa rồi. Vẫn giữ nhóm thực phẩm chính là tinh bột, ngoài ra lúc này bạn đã có thể bổ sung thêm các loại ngũ cốc, yến mạch và cho con ăn thêm các chất đạm có trong gan, đậu hay ăn thêm nấm.
Và cứ như vậy, khi con ngày càng phát triển và đã quen dần với mùi vị các loại thức ăn mẹ sẽ dễ dàng nhận biết con thích ăn món gì để tăng cường loại thực phẩm đó. Và càng lớn hơn, mẹ có thể yên tâm cho con thưởng thức những thức ăn thô hơn để con tập nhai sang giai đoạn mới. Và khi trẻ đã được 1 tuổi, mẹ hoàn toàn có thể cai sữa để con ăn thành các bữa chính như người lớn. Hoặc cho con uống sữa thêm, hay bổ sung các bữa phụ nếu con có nhu cầu.