Cẩn trọng với nồng độ HCG bất thường
Nhiều chị em hay dựa vào nồng độ HCG để xác định liệu rằng mình có mang thai hay không hoặc thai đã ở tuần thứ bao nhiêu. Thế nhưng trên thực tế, nồng độ HCG còn thể hiện những bất thường trong cơ thể thai phụ ở giai đoạn mang thai. Một trong những vấn đề cần quan tâm đó chính là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sẩy thai, thai trứng hoặc mang đa thai, ... có thể xảy ra.
Cẩn trọng với nồng độ HCG bất thường
Nhiều chị em hay dựa vào nồng độ HCG để xác định liệu rằng mình có mang thai hay không hoặc thai đã ở tuần thứ bao nhiêu. Thế nhưng trên thực tế, nồng độ HCG còn thể hiện những bất thường trong cơ thể thai phụ ở giai đoạn mang thai. Một trong những vấn đề cần quan tâm đó chính là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sẩy thai, thai trứng hoặc mang đa thai, ... có thể xảy ra.
Nồng độ HCG là gì?
HCG được viết tắt từ chữ human chorionic gonadotropin – một loại hormone đặc biệt chỉ xuất hiện khi phụ nữ mang thai. Nồng độ HCG được tính theo đơn vị milli-international units trên mỗi mili-lít, ký hiệu là mIU/ml.
Ban đầu, nó được chế tiết từ lá nuôi (hay còn gọi là tế bào trophoblast) của bánh nhau thai, có vai trò nuôi dưỡng trứng vào sau thời điểm trứng đã được thụ tinh.
Sau đó, HCG hoạt động bằng cách tạo ra những kích thích ở túi noãn hoàng, từ đó nội tiết tố estrogen và progesterone tiết ra sẽ làm dày niêm mạc tử cung nhằm cung cấp đủ máu để duy trì sự phát triển của thai. Tất cả những chuyển biến này nằm ngoài ý thức kiểm soát của thai phụ.
Nồng độ HCG có trong máu và nước tiểu là cách để kiểm tra tình trạng thai nghén khi đã bị trễ kinh hoặc thai có hiện tượng bất thường. Nếu bạn cảm thấy ngực căng, buồn nôn, nhạy cảm, ... khi mang thai nghĩa là nồng độ hormone HCG đang cao dần trong cơ thể.
Nồng độ HCG có ý nghĩa như thế nào?
Chỉ số nồng độ HCG không giống nhau ở các thai phụ và nó đạt đỉnh điểm ở khoảng giữa tuần thứ 7 – 12 của thai kỳ, sau đó bắt đầu giảm xuống.
Thông qua việc đo nồng độ HCG bằng biện pháp dùng que thử hoặc xét nghiệm máu (có 2 loại: xét nghiệm chất lượng HCG và định lượng HCG), bác sĩ có thể nhận biết được những dấu hiệu thai nhi có khỏe mạnh hay không hoặc cảnh báo biến chứng, nguy cơ sảy thai.
Nếu kết quả cho ra dương tính và nồng độ HCG của bạn đạt mức cao hơn 25 mIU/ml sẽ là mang thai, ngược lại nếu số lượng thấp hơn 5 mIU/ml thì kết quả âm tính và khả năng bạn không có thai.
Do vậy, khi kiểm tra có nồng độ HCG nếu thấy chỉ số bất thường, bạn nên cảnh giác với những trường hợp sau:
- Nồng độ HCG thấp: mang thai lạc vị, nguy cơ sẩy thai hay trứng hỏng, tính nhầm tuổi thai
- Nồng độ HCG cao: khả năng mang song thai/ đa thai, thai trứng hoặc có sai sót khi tính tuổi thai
Nồng độ HCG bất thường có phải dấu hiệu cảnh báo sẩy thai?
Các nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa quá trình hình thành, phát triển của phôi thai và nồng độ HCG. Lý do khiến nồng độ HCG sụt giảm so với mức thông thường có thể là túi thai trống, thai nằm ngoài tử cung hoặc nặng hơn là đe dọa sẩy thai. Tất nhiên, không phải bất cứ lúc nào nồng độ HCG bất thường đều do sẩy thai, nhưng nó phần nào thể hiện một số vấn đề xảy ra với thai nhi mà mẹ cần phải hết sức lưu ý.
Khi bạn mang thai ở giai đoạn đầu, vừa mới thụ thai, kiểm tra thấy nồng độ HCG thấp cũng đừng quá lo lắng. Nguyên nhân có thể do nồng độ HCG chưa kịp tăng hay kết quả hiển thị chưa chính xác. Tuy nhiên nếu một khoảng thời gian sau, nếu nồng độ HCG vẫn ở mức thấp thì thai phụ nên đến bệnh viện để được theo dõi, kiểm tra lại cho chính xác. Điều này giúp bạn chủ động trước mọi tình huống có thể xảy ra và can thiệp kịp thời. Qua đó, bà bầu cũng nắm rõ tình trạng hiện tại của thai nhi có gì bất ổn hay không.
Nên làm gì khi có nồng độ HCG bất thường?
- Nhờ đến sự tư vấn và hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa: tìm ra nguyên nhân dẫn đến nồng độ HCG không nằm trong giới hạn bình thường. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính chính xác, thai phụ có thể được chỉ định siêu âm, khám phụ khoa hoặc theo dõi HCG trong thời gian nhất định. Sau khi đã có kết quả chính xác, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị với từng trường hợp cụ thể.
- Bạn không nên tự chẩn đoán và giải quyết bằng cách mua thuốc uống tại nhà khi thấy nồng độ HCG bất thường. Đặc biệt, phải theo dõi chặt chẽ những triệu chứng khác lạ của cơ thể như: chảy máu, đau lưng, chuột rút, ... để kịp thời xử lý.
- Khám thai định kỳ và đúng lịch: đây là điều rất cần thiết nếu bạn đang mang thai. Nhiều thai phụ xem nhẹ điều này dẫn đến không biết nồng độ HCG đang ở mức nào, khiến phát hiện trễ những tai biến và đe dọa khả năng phát triển của bào thai. Chính vì thế, hãy tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa, thăm khám đúng thời gian để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.
- Hãy cố gắng hạn chế và phòng tránh nguy cơ bất thường thai kỳ bằng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Tăng cường vận động, thường xuyên tập luyện để giữ gìn sức khỏe. Mẹ bầu cần tránh làm việc nặng, quá sức và uống bổ sung các vitamin nhằm cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Không nên quá căng thẳng, lo lắng mà hãy giữ tinh thần thoải mái, thư giãn.
Xem thêm:
- Nồng độ hCG thấp có phải là dấu hiệu của sảy thai hay không?
- 7 nguyên nhân gây sẩy thai sớm