Cẩn trọng khi trẻ mắc tiêu chảy cấp do nhiễm Rotavirus

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị tiêu chảy cấp chính là do nhiễm rotavirus. Đây cũng là một trong những loại virus gây tử vong hàng đầu ở trẻ. Tại Việt Nam, có đến 55% trường hợp trẻ tiêu chảy cấp nhập viện là do mắc phải virus Rota.

Cẩn trọng khi trẻ mắc tiêu chảy cấp do nhiễm Rotavirus Cẩn trọng khi trẻ mắc tiêu chảy cấp do nhiễm Rotavirus

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị tiêu chảy cấp chính là do nhiễm rotavirus. Đây cũng là một trong những loại virus gây tử vong hàng đầu ở trẻ. Tại Việt Nam, có đến 55% trường hợp trẻ tiêu chảy cấp nhập viện là do mắc phải virus Rota.

Tìm hiểu về bệnh tiêu chảy cấp do mắc Rotavirus

Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột cấp tính, gây ra bởi virus Rota. Đối tượng mắc phải thường là ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ trong độ tuổi từ 3 tháng đến 2 tuổi. Có đến 95% trẻ mắc tiêu chảy cấp do nhiễm Rotavirus trong 5 năm đầu đời. Đây cũng là nguyên nhân khiến hơn 600.000 trẻ em trên thế giới tử vong mỗi năm.

Trong một số trường hợp, người lớn cũng có thể mắc bệnh nhưng thường nhẹ hơn. Ở những nước có khí hậu ôn đới, bệnh thường xảy ra vào mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 12) và mùa xuân (từ tháng 1 đến tháng 4). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh lại có xu hướng xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào tháng 3 và tháng 9.

vicare.vn-can-trong-khi-tre-mac-tieu-chay-cap-do-nhiem-rotavirus-body-1

Con đường lây nhiễm của tiêu chảy cấp do Rotavirus

Bệnh có xu hướng lây lan rất nhanh, thường lây nhiễm thông qua con đường phân - miệng. Virus từ người bệnh sẽ thải ra ngoài theo phân và có thể tồn tại rất lâu trong các đồ vật, sàn nhà, bàn tay,.... Loại virus này còn có khả năng tồn tại rất lâu trong môi trường, đề kháng được với cả những chất tẩy rửa như nước Javel, cồn. Do đó, trẻ em có thể rất dễ nhiễm bệnh khi ăn, uống hay tiếp xúc với những đồ vật bị nhiễm Rotavirus.

Triệu chứng khi trẻ nhiễm Rotavirus

Sau khi nhiễm Rotavirus từ 12 giờ đến 4 ngày, trẻ có thể sẽ bị sốt, đau bụng, sau đó nôn ói và tiêu chảy. Nôn ói có thể xuất hiện trước tiêu chảy từ 6 - 12 giờ. Tình trạng nôn ói có thể rất nhiều trong những ngày đầu nhưng sau đó sẽ giảm bớt khi bắt đầu tiêu chảy. Tiêu chảy có thể từ nhẹ đến nặng, thường sẽ hết sau 3 ngày nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến 9 ngày. Phân lỏng toàn nước, đôi lúc có màu xanh dưa cải, có thể có nhớt nhưng không có máu. Trẻ có thể sẽ có cảm giác khó chịu do dạ dày bị co thắt. Tình trạng này cũng sẽ đỡ dần sau mỗi lần tiêu chảy.

Do vừa nôn vừa tiêu chảy nên trong thời gian này trẻ rất dễ bị mất nước. Khi nhận thấy những triệu chứng của mất nước, bạn nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Một số dấu hiệu phát hiện trẻ mất nước:

  • Tiểu ít, miệng, môi, lưỡi khô, mắt trũng, mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • Khi tình trạng mất nước trở nên nặng hơn, trẻ sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng da tái nhợt, ngủ gà, bàn tay, bàn chân lạnh, nhịp thở nhanh nông. Khi đó, nếu không được đến bệnh viện để bù nước ngay lập tức, nguy cơ tử vong là rất cao.

Phương pháp điều trị bệnh cho trẻ tiêu chảy cấp do mắc Rotavirus

vicare.vn-can-trong-khi-tre-mac-tieu-chay-cap-do-nhiem-rotavirus-body-2

Đối với những trẻ tiêu chảy do nhiễm Rotavirus, sử dụng kháng sinh là điều không cần thiết. Việc điều trị bệnh thường là để phòng ngừa nguy cơ mất nước do việc nôn ói và tiêu chảy trong một thời gian dài, bù nước cho trẻ thông qua đường uống và một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Một số trường hợp bị nặng, trẻ nôn ói và tiêu chảy nhiều lần trong ngày, việc bù nước có thể khó khăn hơn thì cần phải đến bệnh viện để được truyền dịch qua tĩnh mạch.

Đối với những trẻ bị nhẹ, cha mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời lưu ý thêm một số điều sau:

  • Cho trẻ uống thật nhiều nước, có thể dùng nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước dừa tươi, canh rau hoặc uống oresol bù nước theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày, đút thật chậm bằng muỗng cho trẻ. Nếu trẻ bị nôn ói, bạn nên để trẻ nghỉ một lúc rồi đút lại chậm rãi hơn.
  • Vẫn cho trẻ bú mẹ bình thường. Nếu trẻ bú bình thì bạn cần chú ý vệ sinh thật sạch sẽ bình sữa, núm vú và dụng cụ pha sữa trước khi cho bú, pha sữa theo đúng như bình thường khi trẻ chưa mắc bệnh, không nên pha loãng hơn. Bạn cũng nên cho trẻ bú từng chút một, nhiều lần trong ngày để tránh khiến trẻ bị ói.
  • Kiểm tra số lần đi đại tiện, lượng phân, màu phân, khả năng bù nước và ăn uống của trẻ để theo dõi quá trình tiến triển của bệnh.
  • Nếu phát hiện triệu chứng mất nước, bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra.
  • Không được sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy vì những loại thuốc này có thể làm giảm nhu động ruột, khiến phân không được thải ra ngoài. Khi đó, phân sẽ bị ứ đọng lại trong ruột, gây tắc ruột, thủng ruột, thậm chí có thể tử vong.
  • Tiêu chảy cấp do nhiễm virus Rota có khả năng lây lan rất nhanh trong môi trường thông qua đường phân - miệng, do vậy, khi trẻ mắc bệnh, bạn nên cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan đến những trẻ khác.

Phòng ngừa trẻ mắc Rotavirus

Để phòng tránh những nguy cơ trẻ mắc tiêu chảy cấp do nhiễm Rotavirus, bạn cần chú ý thực hiện một số điều như sau:

  • Tập cho trẻ thói quen rửa tay thật sạch sẽ trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Người lớn nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng sau khi thay tã hoặc làm vệ sinh cho trẻ.
  • Không để trẻ ngậm đồ vật, đồ chơi hay lê la trên sàn nhà.
  • Thường xuyên lau rửa sàn nhà, đồ chơi, bàn ghế,... bằng dung dịch sát khuẩn Cloramin B.
  • Các bậc phụ huynh có con dưới 6 tháng tuổi có thể đưa trẻ đến bệnh viện để được phòng ngừa bằng cách sử dụng vắc xin phòng ngừa nhiễm Rotavirus, ngăn chặn được nguy cơ gây bệnh.

Xem thêm:

  • Vắc-xin Rotavirus liên quan đến rối loạn ruột
  • Bé mấy tháng tuổi thì uống vắc-xin ngừa Rotavirus?