Cần sa thực sự là gì? Lợi ích và tác hại của cần sa

Từ một loài cây hoang dại, cây cần sa đã đi vào đời sống con người. Lợi ích thì có, nhưng tác hại của cần sa cũng nhiều không kém. Với những đặc tính tự nhiên của mình cây cần sa vừa có công lại vừa có tội. Nhưng công bằng mà nói, công và tội của cần sa là do con người... Cây cần sa (cannalis sativa), còn gọi là bồ đà. Trong cần sa có chứa chất tetrahydrocannabinol: THC, chấ...

Cần sa thực sự là gì? Lợi ích và tác hại của cần sa Cần sa thực sự là gì? Lợi ích và tác hại của cần sa

Từ một loài cây hoang dại, cây cần sa đã đi vào đời sống con người. Lợi ích thì có, nhưng tác hại của cần sa cũng nhiều không kém. Với những đặc tính tự nhiên của mình cây cần sa vừa có công lại vừa có tội. Nhưng công bằng mà nói, công và tội của cần sa là do con người...

Cây cần sa (cannalis sativa), còn gọi là bồ đà. Trong cần sa có chứa chất tetrahydrocannabinol: THC, chất này có tác dụng hạ huyết áp, an thần nhưng đặc biệt là kích thích và gây nghiện, tạo cảm giác thư giãn, sảng khoái, phấn chấn với những ảo giác đẹp, huyền ảo. Nhựa cần sa có nồng độ gây nghiện gấp 8-10 lần thảo mộc cần sa. Tinh dầu cần sa có màu hơi tối và nồng độ các chất gây nghiện cao gấp 3-4 lần nhựa cần sa.

Hiện nay phần lớn các quốc gia trên thế giới đều coi việc trồng, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ cần sa là bất hợp pháp.

vicare.vn-loi-ich-va-tac-hai-cua-can-sa-body-1

Tội của cây cần sa

Một số nước, trong đó có nước Mỹ đang báo động về sự lan tràn của cần sa trong giới trẻ. Từ 1995-2001, số lượng người gặp biến chứng nặng do dùng cần sa phải điều trị lâu dài trong các cơ sở y tế của toàn nước Mỹ đã tăng từ 15.706 lên 87.180 người, 2/3 số đó ở tuổi dưới 20. Nhiều thanh niên cho là cần sa tuy “phê” nhưng thuộc loại ma túy dạng nhẹ, muốn bỏ lúc nào cũng được. Nghiện cần sa đúng là không gây vật vã như heroin, khi thiếu thuốc nhưng cũng tạo cảm giác nhạt miệng, ngứa ngáy, nóng nảy..., lâu ngày thành quen khó bỏ, chưa kể nhiều người dần dần thấy cần sa quá nhẹ, không đủ lượng kích thích thần kinh nên phải tìm đến các loại ma túy khác, nặng “đô” hơn mới cảm thấy thỏa mãn. Như trên đã nêu, nguy hại của cần sa là do THC. Độ THC của cần sa Thái Lan là 7%; Mehico: 8%; riêng cần sa trồng tại Mỹ là 24%. Mỗi một độ THC tăng lên là làm tăng mức độ lệ thuộc vào cần sa với người sử dụng, chưa kể THC gây biến chứng cho hệ hô hấp gấp 4 lần so với thuốc lá, tạo cho triệu chứng ung thư cũng tiến triển nhanh hơn. Hai cuộc nghiên cứu rộng lớn vừa mới được tiến hành ở New Zealand và Thụy Điển về tác động của việc hút cần sa đến sức khỏe tâm thần. Cuộc điều tra ở New Zealand tiến hành trên 1.000 người, tuổi từ 11-26 tuổi, còn ở Thụy Điển trên 50.000 người sử dụng cần sa, đã đưa ra khuyến cáo: thói quen hút cần sa làm đột biến sự tiến triển của bệnh tâm thần ở người dễ mắc bệnh, nhất là trạng thái tâm thần phân liệt (tất nhiên không phải ai hút cần sa cũng đều bị tâm thần phân liệt cả), chưa kể cần sa gây cho người hút trạng thái ngất ngây, dễ bị kích động nên nhiều chuyện đánh lộn nhau ở đường phố do dùng cần sa, thương tích máu me bê bết nhưng nạn nhân (hoặc thủ phạm) vẫn đang mơ màng không cảm thấy đau đớn. Theo một tài liệu ở Mỹ, 16% vụ tai nạn giao thông đường bộ nghiêm trọng đều có nguyên nhân do tài xế sử dụng cần sa khi điều khiển phương tiện chuyên chở, nếu kết hợp uống rượu thì sẽ tăng gấp 4,7 lần gây ra tai nạn.

vicare.vn-loi-ich-va-tac-hai-cua-can-sa-body-2

Lợi ích của cần sa

Một số công trình nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng của cần sa như giảm đau, ngăn nôn mửa, kích thích đói, làm giãn phế quản (trong bệnh hen), chống co thắt (trong bệnh Parkinson và xơ mảng), giãn mạch (trong bệnh tăng nhãn áp). Chất THC có trong cần sa được chế thành thuốc dronabinol (biệt dược: deltanyne, marinol...) gây ảo giác, chống nôn. Tạp chí Nature Medicine (3/2000) đã đăng công trình nghiên cứu của Tây Ban Nha cho thấy, chất THC có làm giảm khối u não trên chuột thử nghiệm (đạt hiệu quả trên 1/3), mở đường cho khả năng điều trị bệnh u thần kinh đệm ở người (dạng u não phổ biến nhất). Dược chất này còn giúp kiểm soát chứng co thắt và chứng xung ở chuột thí nghiệm bị xơ mảng. Các nhà nghiên cứu thuộc Viện đại học Harvard đã phát hiện chất THC ở cần sa, không những có khả năng ức chế sự phát triển của khối u mà còn ngăn chặn di căn. Qua thử nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy khi tiêm một liều chuẩn THC vào chuột được cấy tế bào ung thư phổi, sau 3 tuần điều trị, khối u đã giảm đi một nửa so với nhóm đối chứng. Ở Tây Ban Nha, tháng 11/1999, Chính phủ đã quyết định cho phép nghiên cứu tác dụng trị bệnh của cần sa. Ở Mỹ, Chính phủ liên bang đã cấp tổng cộng 8 giấy phép đặc biệt cho phép 8 bệnh nhân dùng cần sa để điều trị bệnh. Hiện nay đã có 35 bang thông qua đạo luật ủng hộ việc sử dụng cây cần sa vào mục đích y học...

vicare.vn-loi-ich-va-tac-hai-cua-can-sa-body-3

Có tin, ở Nga, giáo sư Gennadi Stepanov, công tác tại Học viện Nông nghiệp vùng Chivasi sau hơn 10 năm nghiên cứu đã lai tạo được giống cây cần sa không có chất gây nghiện, đặt tên là Diana (tên vợ ông). Cây cần sa là loại cây có giá trị về mặt kinh tế bởi nó thuộc giống cây cho sợi, thường dùng để chế tạo dây chão phục vụ ngành hàng hải, làm lõi dây cáp ngành dầu mỏ, làm giấy siêu bền. Độ dài của sợi lấy từ cây cần sa giống mới đạt tới 15m, gần gấp đôi giống cây cũ, hy vọng làm sợi dệt loại vải tốt. Ông còn hy vọng sử dụng hạt cây này để thải loại chất phóng xạ, dùng chữa một số bệnh trong y học.

Vì không có chất gây nghiện nên nông dân Nga được phép trồng cần sa giống mới này từ năm 1999 để phục vụ ngành công nghiệp dệt.

(Nguồn: www.suckhoedoisong.vn)