Cân nặng của trẻ sơ sinh giảm so với khi chào đời: Có đáng lo ngại?
Cân nặng của trẻ khi sinh ra phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: di truyền, sức khỏe của người mẹ, chế độ dinh dưỡng trong suốt thời gian mang thai... Cân nặng của trẻ khi sinh ra không phải là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của trẻ. Tiêu chí được áp dụng là quá trình tăng cân theo từng tháng
Cân nặng của trẻ sơ sinh giảm so với khi chào đời: Có đáng lo ngại?
. Ở một số trẻ còn có hiện tượng giảm cân sau khi sinh. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì và cách khắc phục như thế nào? HoiBenh sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm nhé.
1.Nguyên nhân hiện tượng cân nặng trẻ sơ sinh giảm so với lúc chào đời
Hiện tượng này có tên gọi là giảm cân sinh lý. Nguyên nhân giảm cân sinh lý là do lượng nước trong cơ thể bé bị mất đi qua nước tiểu và phân su.
Bên cạnh đó, việc bé cần thời gian làm quen, thích nghi và tiếp nhận nguồn dinh dưỡng bằng con đường khác cũng khiến bé giảm cân. Khi còn trong bụng bé, nguồn dinh dưỡng truyền từ cơ thể mẹ sang thai nhi thông qua nhau thai. Khi chào đời, nguồn dinh dưỡng bé tiếp nhận sẽ thông qua sữa mẹ. Và theo các nguyên cứu, bé sẽ giảm khoảng 10% cân nặng trong vài ngày đầu sau khi chào đời. Cân nặng sẽ tăng trở lại khi bé khoảng 10 – 15 ngày tuổi.
>>> Xem thêm: Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh
2.Khi nào trẻ giảm cân sau khi sinh là bất thường?
- Hiện tượng giảm cân sau khi sinh được coi là bình thường khi bé chỉ giảm 7% - 10% trọng lượng cơ thể so với lúc mới sinh. Nếu bé giảm nhiều hơn số này, tức là giảm cân bất thường
- Sau 10 – 15 ngày, nếu trẻ không tăng cân trở lại cũng là một hiện tượng bất thường.
- Trẻ bỏ bú dẫn đến giảm cân
Với tất cả các trường hợp trên, bạn cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa để phát hiện bất thường trong quá trình phát triển của trẻ.
3.Gợi ý cách theo dõi cân nặng của trẻ sơ sinh
- Nếu sinh đủ tháng, cân nặng của trẻ sơ sinh khoảng 3000gr đến 3500gr. Nếu cân nặng sau khi sinh của trẻ đủ tháng dưới 2500gr, trẻ đã bị suy dinh dưỡng bào thai. Lúc này, cha mẹ cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ nhiều hơn để trẻ sớm phát triển bình thường. Nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa về khẩu phần ăn cho trẻ và cách chăm sóc trẻ.
- Tuần thứ nhất: cân nặng của trẻ sơ sinh giảm cân sinh lý, có thể giảm đến 10% trọng lượng trẻ
- Tuần thứ hai: Trẻ sơ sinh bắt đầu tăng cân trở lại
- Trong 3 tháng đầu, trẻ sơ sinh tăng khoảng 1000gr đến 1200gr/tháng.
- Trong 3 tháng từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6, trẻ tăng khoảng 600gr/tháng. Đến tháng thứ 5 – 6, cân nặng của trẻ sơ sinh tăng gấp 3 lần lúc mới sinh
- Mức độ tăng cân sau đó sẽ giảm dần: 6 tháng đến 12 tháng tăng 300 – 400gr/tháng, 1 tuổi đến 10 tuổi tăng từ 2000gr đến 2500gr/năm.
Như vậy, việc cân nặng của trẻ sơ sinh giảm so với khi chào đời không đáng ngại nếu số cân nặng giảm trong khoảng cho phép và trẻ sẽ tăng cân trở lại muộn nhất là 2 tuần sau khi sinh. Giảm cân sinh lý là hiện tượng bình thường của trẻ sơ sinh, bạn không cần quá lo ngại. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ giảm cân bất thường hoặc sau 2 tuần trẻ vẫn không tăng cân, bạn cần đưa trẻ đi khám để sớm có các phương pháp can thiệp kịp thời nhé.