Cần làm gì khi có dấu hiệu dọa sinh non?
Dọa sinh non là một vấn đề thường bắt gặp trong thai kỳ. Nó gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi lẫn người mẹ. Tại sao thai phụ bị dọa sinh non? cần làm gì khi có dấu hiệu dọa sinh non? Vicare sẽ cùng bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây
Cần làm gì khi có dấu hiệu dọa sinh non?
Dọa sinh non là một vấn đề thường bắt gặp trong thai kỳ. Nó gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi lẫn người mẹ. Tại sao thai phụ bị dọa sinh non? cần làm gì khi có dấu hiệu dọa sinh non? HoiBenh sẽ cùng bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây
1. Dọa sinh non là như thế nào?
Dọa sinh non là cách gọi dành cho những thai phụ được chẩn đoán là có nguy cơ cao sinh non, đẻ non khi chưa tới ngày dự sinh. Với các thai phụ khỏe mạnh sẽ sinh em bé vào tuần thứ 40 của thai kỳ, tuy nhiên nếu thai phụ bị dọa sinh non có khả năng sẽ chuyển dạ và sinh em bé trước khi thai được 37 tuần tuổi (bắt đầu tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối). Thường khi sinh non thai nhi đẻ ra từ tuần lễ thứ 27 đến hết tuần lễ thứ 37, và cân nặng chỉ từ 1.000g đến dưới 2.500g. Nếu dọa sinh non trước tuần thứ 27, em bé sẽ có nguy cơ tử vong cao.
2. Dấu hiệu dọa sinh non
Với các mẹ bầu bị dọa sinh non, mẹ bầu thường cảm nhận được các cơn đau bụng co thắt và nặng phần bụng dưới, vùng xương chậu. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể ra dịch nhầy âm đạo, ra máu hoặc nước ối, các cơn co thắt mỗi lúc một thường xuyên hơn, kèm theo đau thắt lưng đôi khi có kèm theo lẫn tiêu chảy.
Mẹ bầu cũng cần chú ý đến các cơn gò tử cung: Nếu mẹ thấy xuất hiện có 1 - 2 cơn gò tử cung trong 10 phút và không có dấu hiệu thuyên giảm thì khả năng cao mẹ đang có dấu hiệu sinh non
3. Nguyên nhân gây dọa sinh non
Có nhiều yếu tố dẫn đến dọa sinh non ở mẹ bầu như:
- Mẹ mắc các bệnh lý trước khi mang thai: Điển hình như mẹ bị mắc bệnh u xơ tử cung, viêm gan siêu vi B, sốt, Rubella, tiểu đường, thiếu máu nặng, thiếu cân, nhiễm trùng đường sinh sản, đa thai, nhiễm trùng ối, tiền sản giật hoặc trong thời gian mang thai mẹ bị viêm nhiễm âm đạo mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục...
- Lối sống sinh hoạt thiếu khoa học: Hút thuốc lá, uống rượu và sử dụng ma túy và các chất kích thích, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ.
- Mẹ lao động quá sức không nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian mang thai.
- Đã có tiền sử sinh non trước đó, nếu mẹ từng sinh bé đầu lòng thiếu tháng thì nguy cơ sinh non bé thứ hai của mẹ sẽ rất cao.
- Yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình: Nếu trong gia đình có người bị sinh non bao gồm bà ngoại, mẹ hoặc em gái, khả năng sinh non của bạn cũng sẽ cao.
4. Cần làm gì khi có dấu hiệu dọa sinh non?
Nếu gặp bất kỳ những dấu hiệu dọa sinh non như đã nêu ở trên, mẹ bầu cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, theo dõi và điều trị kịp thời tránh những vấn đề xấu có thể xảy ra, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
Nhiều trường hợp, bác sỹ sẽ yêu cầu thai phụ phải nằm lại viện theo dõi, đồng thời uống thuốc nội tiết để giảm cơn co.
Khi bị chẩn đoán dọa sinh non, thai phụ cần:
- Nghỉ ngơi, hạn chế đi lại
- Hạn chế ngồi xổm, đứng nhiều, leo cầu thang
- Không làm việc nặng, không mang vác, xách đồ nặng
- Nằm nhiều sẽ tốt cho người bị dọa sinh non
Để ngăn ngừa dọa sinh non, các thai phụ theo dõi thai kỳ chặt chẽ. Việc khám thai định kỳ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để phát hiện được các nguy cơ dọa sinh non nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.
Ngoài ra, để giảm thiểu nguy cơ bị dọa sinh non, thai phụ cần thực hiện các nguyên tắc sau:
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý tránh thừa cân hoặc thiếu cân.
- Việc tĩnh dưỡng nghỉ ngơi trong giai đoạn thai kỳ cũng hết sức quan trọng, thai phụ không nên làm việc quá sức, lao tâm, lao lực, cần giữ cho tinh thần thoải mái.
- Không được lạm dụng rượu bia, chất kích thích hoặc ăn các đồ ăn chế biến sẵn nhiều đường, nhiều muối...
- Đối với các thai phụ có bệnh lý thai kỳ như tiểu đường, huyết áp, các bệnh lý viêm nhiễm đường sinh dục... Cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ và điều trị thích hợp.
- Tuyệt đối không nên uống thuốc bừa bãi khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
5. Những thực phẩm nên ăn khi bị dọa sinh non
Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò khá quan trọng trong việc ngăn ngừa dọa sinh non, sinh sớm. Việc ăn uống đầy đủ và lành mạnh sẽ giúp mẹ phòng ngừa các rủi ro trong thai kỳ, đồng thời giúp thai nhi khỏe mạnh hơn.
Ngoài ăn đầy đủ các bữa, cân bằng các chất dinh dưỡng: Chất béo, chất đạm, tinh bột, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết như:
- Axit folic: Có nhiều trong rau lá xanh, bông cải xanh, các loại hạt... Đây là chất rất cần thiết giúp hỗ trợ sản xuất máu, giảm nguy cơ khuyết tật thần kinh ở thai nhi.
- Canxi: Ngoài hỗ trợ phát triển xương chắc khỏe còn giúp các dây thần kinh hoạt động bình thường, trái tim khỏe mạnh,... Mẹ nên bổ sung canxi từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt, cá, hạnh nhân...
- Vitamin A: Thường có nhiều trong các thực phẩm màu đỏ như cà rốt, gấc, bí đỏ, gan.
- Protein: Có nhiều trong thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, hải sản.
- DHA: Có nhiều trong dầu cá béo, các loại đậu, sữa.
Ngoài cung cấp các vitamin khoáng chất từ thực phẩm mẹ cũng có thể uống thuốc bổ sung.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy những phụ nữ ăn tỏi và trái cây khô thường xuyên có tỉ lệ dọa sinh non thấp hơn. Nguyên nhân là nhờ tỏi và trái khô có đặc tính kháng khuẩn tốt và giàu chất xơ. Dẫn tới giảm nguy cơ nhiễm trùng, gây viêm hạn chế nguy cơ sinh non.
Tóm lại, với những thông tin trên đây chắc hẳn mẹ bầu đã nắm được những kiến thức cơ bản về hiện tượng sinh non và cần làm gì khi có dấu hiệu dọa sinh non. Hy vọng bài viết trên sẽ là cẩm nang giúp bạn có kế hoạch mang thai và chăm sóc bản thân thật tốt trong giai đoạn thai kỳ.
Xem thêm:
- Dọa đẻ non - nguy cơ tiềm tàng dẫn đến sinh non
- Đẻ non - những điều cần biết để tránh rủi ro
- Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh sinh non