Cẩm nang từ A đến Z về bệnh viêm màng não mủ

Viêm màng não mủ thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng bức. Bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng, thậm chí làm người bệnh tử vong chỉ trong một thời gian ngắn phát bệnh.

Cẩm nang từ A đến Z về bệnh viêm màng não mủ Cẩm nang từ A đến Z về bệnh viêm màng não mủ

Viêm màng não mủ phần lớn thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng bức. Bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng rất tàn khốc, thậm chí làm người bệnh tử vong chỉ trong một thời gian ngắn phát bệnh. Bệnh viêm màng não mủ có chữa được không đã trở thành mối quan tâm lớn nhất của nhiều người bệnh.

Viêm màng não mủ là tình trạng bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn sinh mủ của các khoang màng nhện. Đây là 1 bệnh cảnh nội khoa có tính chất cấp cứu vì tiên lượng tốt hay xấu sẽ tùy thuộc vào từng thời gian và phác đồ xử trí.

Triệu chứng nhận biết viêm màng não mủ

vicare.vn-cam-nang-tu-den-z-ve-benh-viem-mang-nao-mu-body-1

Tùy vào từng thể bệnh mà có các triệu chứng khác nhau.

  • Thể viêm đường hô hấp trên (họng, mũi)

Sốt cao đột ngột 38-39 độ C, đau đầu, rát họng, sổ mũi nước trong hoặc có mủ. Sốt kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Khám thấy amidal, niêm mạc mũi xung huyết, vòm hầu, phù nề mạnh. Bệnh lành tính chỉ kéo dài trong khoảng từ 5-7 ngày, thể này hay nhầm lẫn với 1 số bệnh viêm mũi, họng bởi vi khuẩn phế cầu, haemophilus influenzae hoặc M. catarrhalis gây nên. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ khỏi.

  • Thể nhiễm khuẩn huyết

Có thể là nhiễm khuẩn huyết đơn thuần hoặc cũng có thể là kịch phát.

  • Thể nhiễm khuẩn huyết đơn thuần do vi khuẩn não mô cầu, sốt cao 40-41 độ C, liên tục hoặc dao động, kèm theo rét run, đau đầu, mỏi các cơ, khớp không khu trú 1 nơi nhất định, sau sốt sẽ xuất hiện ngoại ban. Triệu chứng ngoại ban là dấu hiệu rất có giá trị trong việc chẩn đoán. Có thể là ban xuất huyết đơn thuần hoặc ban xuất huyết kèm theo có hoại tử. Sau khi có sốt từ 5 cho đến 15 giờ thì ban xuất hiện. Ban có thể nổi lên toàn thân nhưng hay gặp là nơi tận cùng ở các đầu ngón tay, chân. Ban kích thước to, nhỏ không đồng đều và ban mọc không cùng 1 đợt (không cùng lứa tuổi) trong cùng 1 diện tích da. Bệnh càng nặng thì các ban trở thành hoại tử còn có thể thấy gan, lách dần to ra. Huyết áp tụt trong những trường hợp bị sốc.
  • Thể nhiễm khuẩn huyết kịch phát do não mô cầu, vừa có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết lại vừa bị sốc do nhiễm độc tố của vi khuẩn não mô cầu: mạch nhanh, nhỏ khó bắt, huyết áp tụt, nhiệt độ thấp (dưới 36 độ C), thiểu niệu hoặc là vô niệu. Ban xuất hiện sớm kèm theo hoại tử nặng, đôi khi thì có xuất huyết nội tạng. Nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ trở nên trầm trọng và tiên lượng rất xấu.
  • Thể viêm màng não đơn thuần điển hình, cụ thể:

Bệnh xuất hiện sau các thể viêm mũi, họng hay thể nhiễm khuẩn huyết hoặc là xảy ra ngay từ đầu gồm có hai hội chứng điển hình sau đây:

  • Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc: Sốt cao đột ngột 39-40 độ C, sốt liên tục hoặc sốt theo kiểu hai pha. Mệt mỏi và đau đầu nhiều.
  • Hội chứng màng não: Thường xuất hiện sớm và khá đầy đủ những triệu chứng như: đau đầu dữ dội, rối loạn tiêu hóa (táo bón, nôn vọt). Bệnh nhân nằm tư thế cò súng, có những dấu hiệu cứng gáy, vạch màng não, Kernig, sợ ánh sáng nên thường nằm quay mặt vào tường.

Ngoài thể viêm màng não đơn thuần điển hình còn gặp như thể viêm màng não - não phù nề kịch phát. Biểu hiện là sốt cao, vật vã, co giật, kích thích và hôn mê. Mạch chậm, huyết áp dao động và rối loạn hô hấp nặng. Trong trường hợp này nếu không điều trị kịp thời thì tiên lượng rất xấu.

Bệnh viêm màng não mủ lây truyền như thế nào?

Bệnh viêm màng não mủ do vi khuẩn não mô cầu (Neisseria meningitis) gây ra. Bệnh gặp chủ yếu là ở trẻ em. Có khoảng từ 2-8% trẻ lành mang vi khuẩn não mô cầu ở mũi, họng, hầu.

Khi gặp những điều kiện thuận lợi (ví dụ như sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút vì 1 lý do nào đó), thì vi khuẩn não mô cầu sẽ trở nên gây bệnh. Bệnh có thể gặp ở mọi nơi trong cộng đồng dân cư sinh sống, đặc biệt là trong điều kiện sống chật hẹp.

Bệnh lây truyền thông qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các hạt nước bọt và các dịch tiết mũi họng từ người bệnh. Tuy nhiên, sức đề kháng của vi khuẩn với môi trường rất yếu nên chúng sẽ không thể tồn tại lâu trong dịch tiết này.

Bệnh thể hiện ở nhiều loại khác nhau từ viêm mũi, họng, nhiễm khuẩn huyết cho đến viêm màng não. Đối với bệnh nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não thì các vi khuẩn đi vào máu, bạch huyết gây ra những triệu chứng điển hình của bệnh nhiễm khuẩn huyết.

Đối với bệnh viêm màng não mủ thì vi khuẩn từ bạch huyết, máu đến khu trú và phát triển, trở nên mưng mủ ở sọ, màng mềm và thường khu trú tại màng não vùng vòm sọ.

Bệnh viêm màng não mủ ở trẻ nhỏ có chữa được không?

vicare.vn-cam-nang-tu-den-z-ve-benh-viem-mang-nao-mu-body-2

Có lẽ bệnh viêm màng não mủ có chữa được không là 1 câu hỏi đầu tiên của các vị phụ huynh khi mà phát hiện con mình bị bệnh. Trên thực tế, đây là 1 căn bệnh rất nguy hiểm, có thể chữa được nhưng không phải 100% bệnh nhân đều có thể may mắn vượt qua.

Việc đưa trẻ nhập viện sớm để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời gần như đóng vai trò quyết định đến hiệu quả trị bệnh. Do đó, khi thấy các biểu hiện kể trên, cha mẹ cần phải nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ một cách càng sớm càng tốt.

Để chẩn đoán viêm màng não mủ, các bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm công thức máu, cấy máu, CRP, đường máu, điện giải đồ, chọc dịch não tủy. Trong đó xét nghiệm chọc dịch não tủy đóng vai trò quyết định quan trọng.

Chọc dịch não tủy được thực hiện bằng cách dùng kim chuyên dụng để đưa vào khoang dịch não tủy ở cột sống L4 rồi thực hiện các quan sát bằng mắt thường, xét nghiệm hóa sinh và vi sinh.

Ở người bình thường, dịch não tủy trong suốt như nước suối và có nồng độ glucose từ 1⁄2 cho đến 2/3 nồng độ glucose trong máu. Khi người bệnh bị viêm màng não mủ, dịch não tủy sẽ chuyển từ trong suốt sang màu xám khói, trắng đục hay màu mủ. Nồng độ glucose giảm xuống thấp hơn 1/2 nồng độ này có trong máu và lượng protein tăng cao đột biến.

Trẻ bị viêm màng não mủ cần phải được điều trị song song 2 phương pháp gồm điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh và điều trị nâng đỡ bằng những biện pháp hỗ trợ khác. Tùy vào tình trạng bệnh lý mà trẻ có thể phải nằm viện từ mười ngày trở lên. Các thuốc kháng sinh được sử dụng chủ yếu trong trị bệnh là ampicillin, ampicillin, gentamycin, cefotaxime, ceftriaxon nhưng tiên lượng phải hết sức dè chừng.

Trong suốt quá trình chữa trị, trẻ phải được bác sĩ theo dõi sát sao. Nếu thấy bất cứ các phản ứng tiêu cực nào với thuốc trị bệnh, bác sĩ cần phải chuyển hướng điều trị phù hợp ngay lập tức.

Các biến chứng nguy hiểm do viêm màng não mủ gây ra

Theo các thống kê, có khoảng 30% bệnh nhân tử vong do bệnh viêm màng não mủ, bao gồm cả những trường hợp đã được chữa trị. Nguyên nhân gây tử vong chủ yếu là do tổn thương não nặng, sốc do nhiễm trùng huyết hoặc là do sức khỏe quá suy kiệt. Đây là biến chứng tàn khốc nhất của bệnh viêm màng não mủ, cho dù không ai muốn nhưng hiện tại vẫn chưa thể khắc phục được.

Một số trường hợp do được điều trị muộn hay phản ứng không tích cực với thuốc điều trị có thể dẫn đến những biến chứng khác như động kinh, não ủng thủy, bại não, chậm phát triển... Chúng sẽ đi theo người bệnh suốt cả cuộc đời, đôi khi gây tử vong sau 1 thời gian bị biến chứng.

Hiện nay, viêm màng não mủ đã có vacxin phòng bệnh và tiêm nhắc lại theo như chỉ định của bác sĩ. Nhờ vậy tỉ lệ bị viêm màng não mủ sẽ trở nên thấp hơn, nhưng đây vẫn không phải là biện pháp để phòng bệnh hiệu quả 100%. Cách tốt nhất vẫn là duy trì một chế độ sống khoa học và đến bệnh viện khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường.

Xem thêm:

  • Triệu chứng cảnh báo viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh
  • Nguyên nhân viêm màng não ở trẻ nhỏ