Cẩm nang cho mẹ sinh con lần đầu cần biết
Lần đầu làm mẹ, bạn không khỏi băn khoăn: cần phải chuẩn bị những gì cho mẹ và em bé, sinh em bé ra cần chăm con như thế nào, bế con ra sao? Đó là muôn vàn những câu hỏi dành cho người mẹ trẻ. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp mẹ có thêm kinh nghiệm quý giá để chăm sóc bản thân và con nhỏ khi sinh con lần đầu.
Cẩm nang cho mẹ sinh con lần đầu cần biết
Chuẩn bị gì khi lần đầu đi đẻ?
Thông qua các lần khám thai định kỳ, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn nên sinh thường hay sinh mổ. Khi đó tùy thuộc vào thể trạng của mẹ, của bé và điều kiện của gia đình mà bạn lựa chọn hình thức sinh phù hợp. Đôi khi, quá trình sinh con cần sử dụng cả hai biện pháp là sinh thường và sinh mổ nhưng những trường hợp này xảy ra không nhiều. Vì vậy, tùy thuộc vào hình thức sinh mà gia đình đã dự định trước, mẹ có thể chuẩn bị tốt hơn cho cuộc chuyển dạ.
Nếu sinh con lần đầu, hãy sẵn sàng tinh thần từ tuần 37-38 của thai kỳ. Nhiều người thường sinh sớm hơn dự kiến trong lần đầu mang thai.
Nếu sinh thường bạn cần tìm hiểu thêm về các cách thở để đảm bảo cơn rặn được đúng cách. Nếu mẹ sinh con lần đầu bằng phương pháp mổ, thời gian ở lại viện nhiều ngày hơn, nên cần chuẩn bị nhiều đồ đạc cá nhân hơn.
Nhìn chung, đồ đạc cần thiết mà mẹ nên đem theo bao gồm:
- Quần áo của mẹ
- Tã lót khăn quấn cho bé (nhiều bệnh viện đã có sẵn, tuỳ thuộc vào cơ sở y tế bạn chọn)
- Thức ăn nhẹ cho mẹ
- Băng vệ sinh hoặc bỉm để sử dụng ngay trước và sau sinh
- Giấy tờ cần thiết: sổ khám thai, chứng minh thư, sổ bảo hiểm của mẹ
- Tiền để chi trả cho việc sinh đẻ
Kinh nghiệm cho mẹ sau khi sinh con lần đầu
Mẹ cần lưu ý gì về ở cữ sau khi sinh con lần đầu?
- Không quá xúc động. Mẹ cần giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Tránh căng thẳng và lo lắng quá mức vì sẽ dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh
- Nói nhẹ nhàng, hạn chế nói lớn tiếng vì như vậy không tốt cho thanh quản, dễ gây viêm đường hô hấp sau này.
- Kiêng tắm nước lạnh. Mẹ nên tắm bằng nước ấm, nếu cẩn thận có thể pha thêm chút rượu và gừng. Nhiều mẹ áp dụng phương pháp xông với các dược liệu dân gian như tía tô, vỏ bưởi, tinh dầu... để cảm thấy khỏe mạnh và phấn chấn hơn.
- Dinh dưỡng cho sản phụ: Luôn ăn đồ mềm, ấm để sữa về sớm, và đảm bảo cho răng không bị ê buốt. Nên ăn đa dạng thực phẩm, không kiêng khem quá dẫn đến thiếu chất cho cả mẹ và bé. Đảm bảo uống tối thiểu mỗi ngày 2-3 lít nước ấm
- Kiêng quan hệ tình dục quá sớm sau sinh con lần đầu. Thông thường, mẹ cần một thời gian để bình phục sau khi sinh, liền vết mổ (hoặc vết rạch) do đó kiêng cữ giai đoạn đầu là cần thiết để tránh nhiễm trùng và gây đau đớn, mệt mỏi cho sản phụ.
Kiêng cữ là tốt, tuy nhiên không phải bạn cần nhất nhất tuân theo những kinh nghiệm từ dân gian mà cần chọn lọc từ đó. Ví dụ như quan niệm không tắm 1 tháng sau sinh, không xem tivi và đọc sách báo sau sinh, không nằm gần chồng... không những chẳng đem lại lại ích gì mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người mẹ trẻ.
Một số lưu ý khi chăm con mà mẹ cần biết
Cách bế con
Bạn cần đặc biệt chú ý đến phần đầu của trẻ vì phần này còn yếu và dễ bị tổn thương. Khi bế con cần nâng phần đầu trước, tay còn lại đỡ phần thân dưới một cách nhẹ nhàng.
Cách quấn tã
Quấn tã vừa để giữ vệ sinh vừa để giữ ấm cho bé. Mẹ hãy tìm hiểu về các loại tã khác nhau và lựa chọn tã phù hợp với thời tiết để sao cho con không quá lạnh cũng không quá nóng.
Cách cho con bú
Đây là một trong các kỹ thuật đầu tiên mà mẹ cần thuần thục. Những tư thế cho trẻ sơ sinh bú phổ biến nhất là:
- Để em bé song song, mặt đối diện với mẹ.
- Mẹ ngồi khoanh tròn. Một tay đỡ con hơi tựa vào phần đùi, một tay vạch ti cho con bú.
- Em bé khi cứng cáp hơn một chút có thể được bú khi đặt nằm trên bụng và ngực mẹ.
Điều quan trọng khi cho con bú là vấn đề giữ an toàn cho con và tránh trường hợp con bị sặc sữa gây nguy hiểm.
Xem thêm:
- Thời gian sinh con so dành cho mẹ bầu mang thai lần đầu
- Mẹ bầu cần tránh 7 điều này vào trời lạnh nếu không muốn con sinh ra bị dị tật
- Những điều cần làm ngay sau khi sinh con