Cảm lạnh uống thuốc gì nhanh khỏi?
Chúng ta thường có thói quen tự mua thuốc chữa những bệnh như cảm lạnh, cảm cúm... Nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt được được công dụng của loại thuốc tự mua đó. Vậy mời các bạn cùng tham khảo bài viết “Cảm lạnh uống thuốc gì?” cùng chúng tôi để hiểu hơn về cách chữa trị cảm lạnh cũng như giải đáp thắc mắc trên nhé!
Cảm lạnh uống thuốc gì nhanh khỏi?
Triệu chứng của cảm lạnh
Cảm lạnh là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây ra viêm mũi, họng, sốt, nhức mỏi cho bệnh nhân. Nhiều người nói rằng mùa lạnh là thời điểm bạn dễ mắc cảm lạnh nhất. Tuy nhiên, bên cạnh sự tác động của thời tiết thì nguyên nhân chính vẫn là do hệ miễn dịch yếu, dễ dàng bị virus tấn công.
Khi mắc bệnh cảm lạnh, người bệnh có thể bắt đầu thấy những triệu chứng như đau buốt cổ, nặng đầu, cảm thấy lạnh tay chân hoặc dọc sống lưng. Một vài ngày sau khi mắc bệnh cảm lạnh, các triệu chứng ho, sổ mũi càng nặng hơn. Mệt mỏi và tinh thần thiếu tỉnh táo do cảm lạnh có thể gây nhiều phiền toái đến cuộc sống và công việc của bạn. Chưa kể đến cảm lạnh còn khiến bạn gặp tình trạng nhạt miệng, biếng ăn dẫn đến suy nhược.
Những triệu chứng này sẽ khỏi từ 7 đến 10 ngày, tùy theo các biện pháp chữa trị và cơ địa của bạn. Nếu thời gian bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vì vậy bạn nên đánh giá đúng tình hình bệnh của mình. Tốt nhất, hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp.
Cảm lạnh uống thuốc gì?
Khi bị cảm lạnh, chúng ta thường hay tự “kê đơn bốc thuốc” cho mình. Nhiều trường hợp uống thuốc nhiều ngày mà bệnh cảm lạnh vẫn không thuyên giảm. Để không lãng phí thời gian và sức khỏe của mình, hãy tìm hiểu kỹ cảm lạnh uống thuốc gì trước khi chọn uống bất cứ loại thuốc nào. Thực tế, không có loại thuốc đặc trị cho cảm lạnh. Các loại thuốc hay đơn thuốc được kê thường giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng, tăng cường hệ miễn dịch để sức khỏe mau chóng hồi phục.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt và các loại thuốc có thành phần chính là paracetamol hay ibuprofen. Các loại thuốc này sẽ có công dụng hạ sốt, giảm đau do cảm lạnh. Thực tế, những loại thuốc giảm đau hạ sốt thường có kết hợp nhiều loại thuốc khác như thuốc chống dị ứng chẳng hạn. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ thành phần thuốc, hoặc tốt nhất là dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ. Trong trường hợp nghiêm trọng, Paracetamol có thể gây ngộ độc cho gan nếu dùng quá liều. Vì vậy bạn nên chia thời gian từ 4 - 6 giờ đồng hồ uống thuốc một lần.
- Thuốc giảm ho dextromethorphan được dùng để khống chế các cơn ho do kích thích nhẹ ở phế quản, cổ họng. Thời gian dùng thuốc tối đa không quá 7 ngày và chống chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi, người bị suy hô hấp hoặc ho khạc có đờm.
- Thuốc co mạch máu mũi: Loại thuốc này thường được sản xuất trong dạng thuốc nhỏ mũi và thuốc xịt mũi. Thành phần hoạt chất thường là xylometazolin, naphazoline... Những loại thuốc có tác dụng co mạch máu mũi, giảm tình trạng hắt hơi, chảy nước mũi. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng tạm thời. Các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng quá nhiều loại thuốc có chức năng co mạch máu mũi. Nguyên nhân là việc lạm dụng thuốc sẽ gây hiện tượng khô niêm mạc mũi, làm giảm tính đàn hồi của mạch máu mũi. Việc đáp ứng của niêm mạc mũi với thuốc ngày càng giảm sẽ gây viêm mũi, ngạt mũi kéo dài. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc thông mũi như pseudoephedrine cho điều trị cảm lạnh. Loại thuốc này sẽ giúp giảm tạm thời các triệu chứng viêm mũi do cảm lạnh.
- Thuốc kháng sinh nhóm beta-lactam: Dự phòng bội nhiễm sau cảm lạnh. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ như phản ứng da, tiểu ra máu, lú lẫn... Chính vì vậy cần được kê theo đơn của bác sĩ chuyên môn, dựa theo tình trạng của người bệnh.
Cẩn thận khi điều trị cảm lạnh
Ngoài việc quan tâm đến cảm lạnh uống thuốc gì thì bạn còn cần tham khảo những thông tin khác về việc lựa chọn và dùng thuốc đúng cách.
- Chọn thương hiệu thuốc tin cậy: Do thói quen tự chữa bệnh cảm lạnh, người bệnh thường mua thuốc nhưng không xem kỹ thông tin nguồn gốc, thương hiệu. Hiện nay thị trường có nhiều loại thuốc kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Bạn nên cẩn trọng và lựa chọn thương hiệu thuốc uy tín để sử dụng.
- Xem kỹ hạn sử dụng của thuốc: Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc không có thông tin ngày sản xuất. Thuốc đã quá hạn sẽ kém hiệu quả và có thể gây hại đến sức khỏe của bạn.
- Thời điểm uống thuốc: Mỗi loại thuốc sẽ có chỉ định thời điểm uống cũng như tình trạng mà bệnh nhân cần uống loại thuốc đó. Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị những bệnh khác, việc cảm lạnh uống thuốc gì cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Cảm lạnh không phải là căn bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn không có những phương pháp điều trị bệnh đúng đắn, bệnh cảm lạnh có thể kéo dài. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và cuộc sống của bạn. Tại Bệnh viện đa khoa quốc tế VINMEC, chúng tôi cung cấp dịch vụ y tế hoàn hảo, chất lượng. Đội ngũ bác sĩ tận tình, chuyên môn cao sẽ mang đến lời khuyên cũng như cách chữa trị hiệu quả, giúp bạn đẩy lùi bệnh cảm lạnh nhanh chóng, cũng như những bệnh lý khác.
Xem thêm:
- Uống thuốc gì chữa cảm lạnh tốt nhất?
- Bị cảm lạnh uống thuốc gì nhanh khỏi không gây hại cho bé
- Cảm lạnh, dùng thuốc gì?