Cảm cúm ở trẻ sơ sinh và cách điều trị dứt điểm
Cảm cúm ở trẻ sơ sinh là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Khác với bệnh cảm lạnh thường chỉ ảnh hưởng tới vùng đầu, bệnh cảm cúm gây ra các triệu chứng mỏi người, sốt và cực kỳ mệt mỏi. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu để biết thêm những thông tin hữu ích , về cách chữa cảm cúm cho bé.
Cảm cúm ở trẻ sơ sinh và cách điều trị dứt điểm
Cảm cúm ở trẻ sơ sinh là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Khác với bệnh cảm lạnh thường chỉ ảnh hưởng tới vùng đầu, bệnh cảm cúm gây ra các triệu chứng mỏi người, sốt và cực kỳ mệt mỏi. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu để biết thêm những thông tin hữu ích , về cách chữa cảm cúm cho bé.
Cảm cúm ở trẻ sơ sinh là thế nào?
Cảm cúm thông thường là một triệu chứng nhiễm virus của đường hô hấp trên, mũi và cổ họng của bé. Khác với bệnh cảm lạnh thường chỉ ảnh hưởng tới vùng đầu, bệnh cúm gây ra các triệu chứng mỏi người, sốt và cực kỳ mệt mỏi.
Trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch còn yếu ớt, đặc biệt vào mùa lạnh. Trẻ thường bị cảm cúm 6-7 lần trong một năm. Bệnh cảm cúm thường xảy ra quanh năm song nhiều nhất là trong khoảng thời gian từ đầu mùa thu đến cuối mùa xuân.
Dấu hiệu cảm cúm ở trẻ sơ sinh
Các mẹ hoàn toàn có thể nhận ra trẻ bị cảm cúm qua những dấu hiệu thường thấy sau:
Ngạt mũi và khó thở
Chảy nước mũi nhiều, mới đầu có dạng lỏng, nhưng lâu dần thì đặc hơn và có màu xanh hoặc vàng.
Quấy khóc, biếng ăn lười bú, ngủ ít, tiểu ít.
Mắt màu đỏ hoặc vàng, nhiều rỉ mắt
Bé hay hắt hơi, và có thể ho.
Có dấu hiệu sốt từ 37,8 độ C đến 38,9 độ C.
Đặc biệt phải đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay nếu trẻ ho dữ dội đến mức ói mửa và thay đổi màu da, ho da máu hoặc nhuốm máu đờm, khó thở hoặc da có màu xanh nhạt xung quanh miệng và môi, không chịu uống nước hoặc lười uống.
Cách điều trị dứt điểm cảm cúm ở trẻ sơ sinh
Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, giúp trẻ có tinh thần thoải mái
Cha mẹ nên chơi đùa, trò chuyện cùng bé để giúp bé quên đi cảm giác khó thở, nghẹt mũi để cơ thể bé dễ chịu hơn.
Cho trẻ uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và làm loãn gdịch tiết ở mũi của trẻ, để trẻ thở được dễ dàng hơn. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nên cho bú sữa mẹ vì sữa mẹ có thể cung cấp thêm miễn dịch bảo vệ từ các vi trùng gây cảm cúm. Với trẻ 6 tháng tuổi trở lên có thể cho uống nước trắng hoặc có thể cho uống nước ép trái cây.
Rửa mũi cho trẻ thường xuyên
Sử dụng dụng cụ xịt rửa và hút mũi để giúp bé hít thở dễ dàng hơn, thực hiện trước khi cho bé bú khoảng 15 phút để bé dễ bú hơn. Có thể tự làm nước muối vệ sinh mũi cho bé: hòa tan 1⁄2 muỗng cafe muối với 240ml nước ấm, nên làm mới dung dịch này mỗi ngày để đảm bảo an toàn.
Sử dụng dầu nóng dành cho trẻ
Các loại dầu dành cho trẻ sơ sinh như bạc hà, khuynh diệp sẽ có tác dụng làm giảm khó chịu khi trẻ bị nghẹt mũi, khó thở. Buổi tối, trước khi đi ngủ, mẹ nên dùng dầu nóng xoa lên vùng cổ, lưng và ngực của con để giữ ấm, giúp mũi con dễ thở và ngủ ngon hơn. Tránh để dầu tiếp xúc vào vùng mắt, miệng của bé.
Làm ấm không khí xung quanh trẻ
Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng để làm giảm dấu hiệu chảy nước mũi, nghẹt mũi của bé. Nên kiểm tra máy thường xuyên để tránh trường hợp máy bị ẩm mốc và phun ra hơi độc. Đặc biệt không nên mở máy lạnh hoặc quạt, điều này sẽ khiến mũi trẻ bị khô và tình trạng nghẹt mũi nặng hơn.
Trước khi tắm cho bé, mẹ có thể phun nước nóng khăp phòng tắm, để phòng ấm hơn, sau đó mới tắm cho bé.
Một số bài thuốc dân gian trị cảm cúm cho trẻ
Ngửi tỏi (cho trẻ 2 tháng tuổi): đập dập tỏi cho vào mảnh vải, để vào trong áo của bé cả ngày.
Nướng tỏi, giã nhuyễn, lọc lấy nước, pha thêm nước ấm cho bé uống (cho trẻ từ 6 tháng tuổi). Không dùng khi trẻ đói bụng, hoặc có hiện tượng đi ngoài.
Lá kinh giới hấp với đường phèn, pha thêm nước ấm rồi cho bé uống (cho trẻ từ 9 tháng tuổi)
Lá húng chanh và quất xay nhuyễn, hấp cách thủy với đường phèn 20 phút, rồi đổ ra cho trẻ uống (cho trẻ từ 10 tháng tuổi)
Nước chanh đun sôi khoảng 3-5 phút, cho thêm mật ong rồi để nguội cho bé uống (cho trẻ từ 1 tuổi trở lên).
Trên đây là những chia sẻ của HoiBenh về bệnh cảm cúm ở trẻ sơ sinh và những cách chữa trị bệnh. Các mẹ nên lưu ý để ghi nhớ để giúp chữa bệnh cho trẻ an toàn và hiệu quả nhất.