Cải thiện hội chứng ruột kích thích bằng chế độ ăn khoa học

Hội chứng ruột kích thích hiện nay đang có xu hướng gia tăng và gây nhiều phiền toái cho cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, việc chủ động nắm bắt những thông tin, các yếu tố nguy cơ sẽ giúp người bệnh cải thiện hội chứng ruột kích thích một cách hiệu quả.

Cải thiện hội chứng ruột kích thích bằng chế độ ăn khoa học Cải thiện hội chứng ruột kích thích bằng chế độ ăn khoa học

Hội chứng ruột kích thích hiện nay đang có xu hướng gia tăng và gây nhiều phiền toái cho cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, việc chủ động nắm bắt những thông tin, các yếu tố nguy cơ sẽ giúp người bệnh cải thiện bệnh một cách hiệu quả.

Hội chứng ruột kích thích là một trong những rối loạn xảy ra ở đường tiêu hóa mà cụ thể là ở ruột già (đại tràng) gây rối loạn nhu động ruột dẫn đến táo bón, tiêu chảy đau bụng hoặc cả táo bón và tiêu chảy.

Có từ 10-15% người gặp phải tình trạng này. Trong đó, theo một số nghiên cứu thì tỷ lệ nữ giới cao gấp hai lần so với nam giới và thường gặp ở những người trong độ tuổi vị thanh niên trở lên. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng những trường hợp đến khi già thì bệnh mới xuất hiện triệu chứng.

vicare.vn-cai-thien-hoi-chung-ruot-kich-thich-bang-che-do-an-khoa-hoc-body-1

Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích

Hiện nay, nguyên nhân chính gây hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, các giả thuyết bao gồm các vấn đề về trục ruột với não hay sự phát triển quá mức vi khuẩn ruột non hoặc yếu tố di truyền, sự nhạy cảm thức ăn và nhu động ruột có thể gây hội chứng ruột kích thích.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ tăng tỷ lệ người mắc hội chứng này bao gồm:

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: chế độ ăn uống không hợp lý, ăn nhiều thức ăn dầu mỡ và chua cay, thường xuyên sử dụng bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích....
  • Tâm lý căng thẳng, lo lắng, stress thường xuyên
  • Nữ giới trong chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn nội tiết tố.
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài.
  • Yếu tố di truyền.

Biểu hiện

  • Khó chịu ở bụng hoặc đau bụng
  • Đầy bụng và chướng hơi
  • Cảm giác nhu động ruột không đầy đủ
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Khó tiêu, không thể đi ngoài hết
  • Có dịch nhầy trắng trong phân
  • Mệt mỏi, khó ngủ
  • Lo lắng và trầm cảm

Cách điều trị

Hiện nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân nên vẫn chưa có thuốc trị dứt điểm hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, phương pháp điều trị bệnh có thể sử dụng thuốc để làm giảm triệu chứng của bệnh và giúp kiểm soát được bệnh như thuốc chống tiêu chảy, thuốc chống táo bón hay thuốc giảm co thắt gây đau bụng.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc phải do bác sĩ chỉ định. Do đó, tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Cần tư vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc để có kết quả tốt nhất.

Ngoài ra, để làm giảm triệu chứng và hạn chế sự phát triển của bệnh thì người bệnh có thể áp dụng những cách chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà bằng cách thay đổi thói quen ăn uống hợp lý và khoa học, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, luôn giữ cho tâm lý vui vẻ và thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng và stress...

vicare.vn-cai-thien-hoi-chung-ruot-kich-thich-bang-che-do-an-khoa-hoc-body-2

Nên ăn gì?

Tùy vào từng triệu chứng của hội chứng ruột kích thích mà người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp và khoa học.

Đối với những bệnh nhân có triệu chứng táo bón thì nên ăn nhiều chất xơ. Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh (súp lơ xanh, rau bina, rau cải bó xôi, dưa chuột...) và một số hoa quả tươi như quả việt quất hay nho và dâu tây, kiwi, dứa.... Ngoài ra, chất xơ cũng có nhiều trong thịt gà, thịt bò, tôm, cua, cá, bột bắp hay gạo lứt và khoai lang, khoai tây.....

Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân có triệu chứng tiêu chảy thì cần ăn ít chất xơ để cải thiện tình trạng tiêu chảy.

Khi ăn phải nhai kỹ, ăn chậm để làm giảm đầy bụng, trướng hơi, giảm số lần đi ngoài và giảm đau.

Cần ăn đúng bữa mỗi ngày vào khoảng thời gian nhất định để điều chỉnh chức năng ruột. Tuyệt đối không được bỏ bữa.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải uống đủ từ 2-3 lít nước mỗi ngày.

Không nên ăn gì?

Những người bị hội chứng ruột kích thích cần tránh ăn các loại thực phẩm, đồ uống sau:

  • Không nên ăn chất béo động vật: Những thực phẩm nhiều chất béo động vật có thể khiến ruột co thắt nhiều hơn gây đau hoặc khó chịu ở vùng bụng. Tránh ăn các loại thức ăn sẵn như xúc xích, pate, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ...
  • Kiêng ăn đường: Người bệnh bị hội chứng này cần kiêng ăn đường bởi có thể gây táo bón, tiêu chảy và đầy hơi. Các loại bánh kẹo, socola hay mứt, siro... là những thực phẩm chứa nhiều đường mà người bệnh nên kiêng.
  • Kiêng sữa và các chế phẩm từ sữa: sữa và các chế phẩm từ sữa như bánh kẹo, bánh kem, kem chứa các loại đường tự nhiên có thể gây tiêu chảy, đau quặn bụng hoặc táo bón.
  • Không ăn một số loại rau: Người bệnh cần kiêng ăn một số loại rau như hành, tỏi, măng tây, hành tây... vì có thể gây chứng đầy hơi.
  • Không nên ăn hoa quả nhiều axit: Người bị hội chứng ruột kích thích cần tránh các loại quả chua.
  • Kiêng các chất kích thích: Người bệnh cần kiêng uống rượu, bia, cà phê, nước uống có gas, các chất kích thích, thuốc lá và các loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu.... vì chúng có thể gây kích thích ruột dẫn đến đau bụng, tiêu chảy.

Để không gặp phải hội chứng ruột kích thích, ngay hôm nay mọi người hãy thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý và khoa học.

Xem thêm:

  • Hội chứng ruột kích thích có dễ điều trị không?
  • Những yếu tố nguy cơ gây hội chứng ruột kích thích
  • Những mẹo cần ghi nhớ về hội chứng ruột kích thích