Cai sữa cho con bị căng sữa phải làm sao?

Việc cai sữa tưởng chừng không khó khăn nhưng lại có thể khiến nhiều bà mẹ khổ sở vì tình trạng căng tức ngực. Vậy khi các bà mẹ cai sữa cho con bị căng sữa phải làm sao? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu bài viết dưới đây.

Cai sữa cho con bị căng sữa phải làm sao? Cai sữa cho con bị căng sữa phải làm sao?

Sữa mẹ là nguồn thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đến một độ tuổi nhất định hoặc do nhiều nguyên nhân không mong muốn mà các bà mẹ buộc lòng phải cai sữa cho con. Việc cai sữa tưởng chừng không khó khăn nhưng lại có thể khiến nhiều bà mẹ khổ sở vì tình trạng căng tức ngực. Vậy khi các bà mẹ cai sữa cho con bị căng sữa phải làm sao? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu bài viết dưới đây.

Thời điểm nên cai sữa cho bé

Sữa mẹ chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho bé và cực kỳ an toàn so với các loại sữa bột bán trên thị trường. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ có thời gian bú mẹ sẽ có khả năng trí tuệ cao hơn, nguy cơ mắc bệnh thấp hơn và sức đề kháng tốt hơn. Tuy nhiên, nếu cho trẻ bú sữa mẹ sau 24 tháng thường xuyên thì nguy cơ sâu răng sẽ gia tăng. Chính vì vậy, khi trẻ được 1 tuổi, các bà mẹ nên có kế hoạch cai sữa cho con của mình.

Nhiều bà mẹ lo lắng cai sữa cho con bị căng sữa phải làm sao, tại thời điểm nào là thích hợp. Câu trả lời là việc cai sữa cho con sớm sẽ giúp cho mẹ có nhiều thời gian làm các công việc khác hơn và giúp bé dần trưởng thành hơn, bắt đầu từ việc tự lập trong ăn uống. Cai sữa cũng đòi hỏi mẹ phải có quyết tâm và khéo léo, nếu không việc cai sữa sẽ trở thành cuộc chiến giữa 2 mẹ con.

vicare.vn-cai-sua-cho-con-bi-cang-sua-phai-lam-sao-body-1

Tình trạng cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa

Cai sữa cho con bị căng sữa phải làm sao? Đây là vấn đề được các bà mẹ trẻ quan tâm, đặc biệt là các bà mẹ lần đầu tiên làm mẹ. Tình trạng bị căng ngực khi căng sữa của mẹ là hiện tượng vô cùng bình thường, quá trình tạo sữa đang diễn ra nên khi cho con ngừng bú thì các mô tuyến sữa của mẹ bị phù nề, gây ra cảm giác căng ngực khó chịu. Tình trạng căng tức này xảy ra nhiều nhất vào thời gian đầu sau khi cai sữa. Lúc này, bé bắt đầu ít hoặc không bú nữa gây phù nề môi tuyến sữa, hai ngực của mẹ sẽ bị căng tức và khó chịu khiến mẹ vô cùng mệt mỏi, nặng hơn có thể kèm hiện tượng sốt

Khoảng thời gian này, các mẹ cũng hay mắc phải sai lầm trong cách chăm sóc. Một số mẹ cho rằng, khi mẹ bị căng sữa khi cai sữa cho con, vắt bớt sữa đi thì ngực sẽ hết cảm giác căng, tuy nhiên điều này lại khiến cơ thể mẹ hiểu lầm như bé vẫn đang bú và tuyến sữa vẫn tiếp tục tiết ra. Hoặc theo một vài bà mẹ khác cho rằng, cứ để mặc và không đụng đến ngực dù có khó chịu đến đâu. Điều này dễ gây tình trạng ứ đọng, ách tắc hệ thống các ống dẫn khiến ngực bị viêm sưng.

Mẹ khi cai sữa cho con bị căng sữa phải làm sao?

vicare.vn-cai-sua-cho-con-bi-cang-sua-phai-lam-sao-body-2

Có một vài cách để cải thiện tình trạng căng tức ngực khi cai sữa như sau:

  • Dùng khăn ấm: Các mẹ hãy lấy khăn ấm chườm nhẹ lên hai bên ngực của mình, mát xa nhẹ nhàng bầu vú, sau đó vắt bớt sữa đi để giảm căng sữa, nhưng không nên vắt kiệt và cần làm từ từ, giảm dần lượng sữa và thưa dần khoảng cách giữa các lần vắt sữa.
  • Dùng lá bắp cải: Các bạn hãy cho lá bắp cải vào tủ lạnh, sau đó úp lên mỗi bên ngực của một lá để giảm bớt cảm giác căng tức, điều này cũng giúp các mẹ không bị tắc sữa cho con trong những lần sau.
  • Không cho bé bú vì sữa căng cứng và đau: Các bạn hãy đợi đến thời điểm bé ngủ say nhất (khoảng 12 đêm) rồi cho bé bú, điều này sẽ phản xa thói quen bé bú no say hết 2 vú mẹ. Liên tục như vậy trong vòng 3 đêm, sữa sẽ vơi dần và đến sáng ngày thứ 4 thì dứt sữa hẳn.
  • Sử dụng các loại rau thơm: Có một số loại rau thơm có thể giúp các bà mẹ tiết chế tiết sữa. Các bạn có thể dùng các sản phẩm từ bạc hà để khi giảm tiết sữa, hoặc ăn các món ăn chứa cần tây để giảm sữa và giảm đau cho mẹ khi cho con cai sữa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung một số loại rau thơm của phương tây như lá xô, basil, oregano vào món ăn hàng ngày để hạn chế tiết sữa.
  • Sử dụng thuốc tây: Nếu các cách trên không hiệu quả, các bà mẹ có thể dùng thêm một số loại thuốc có tác dụng tiêu sữa nhưng cần phải dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Sau khi theo dõi các thông tin phía trên, chắc hẳn các mẹ đã biết cách giảm căng ngực trong thời kỳ cai sữa cho con, cùng với đó là tránh được các vấn đề sức khỏe trong quá trình cai sữa trong trẻ. Mong rằng những chia sẻ của HoiBenh giúp ích được cho các bà mẹ đang gặp phải tình trạng này.

Xem thêm:

  • Tình trạng ứ sữa, ngực căng: Mẹ bầu cần làm gì ngay?
  • Bài thuốc dân gian từ bồ công anh trị căng tức ngực do tắc tuyến sữa
  • Đau đầu chuyện mẹ bị căng sữa nhưng lại vắt được ít