Caffeine có thực sự gây ra nhịp tim bất thường và bệnh suy tim
Đồ uống có chưa caffeine từ lâu đã bị nghi ngờ gây ra một số triệu chứng liên quan đến tim, chẳng hạn như tim đập mạnh, hoặc nhịp tim nhanh hoặc không đều.
Caffeine có thực sự gây ra nhịp tim bất thường và bệnh suy tim
Các kiểm tra độ căng thẳng cho thấy cơ thể không hề có biểu hiện bất thường khi dung nạp caffeine. Đây là một kết quả khá bất ngờ của các nhà khoa học người Brazil. Điều này ngược với suy nghĩ thông thường của chúng ta. Hoá ra cà phê không làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim ở những bệnh nhân suy tim.
"Dữ liệu của chúng tôi khẳng định hầu hết các bệnh nhân bị bệnh tim có thể uống đồ uống có chứa caffeine một cách vừa phải mà không có những rủi ro nghiêm trọng", nhà nghiên cứu ,tiến sĩ Luis Rohde nói. Ông hiện đang công tác tại khoa tim mạch, Đại học Liên bang Rio Grande do Sul tại Porto Alegre.
Đồ uống có chưa caffeine từ lâu đã bị nghi ngờ gây ra một số triệu chứng liên quan đến tim, chẳng hạn như tim đập mạnh, hoặc nhịp tim nhanh hoặc không đều, Rohde nói.
"Bởi vì các giả định này, các bác sĩ vẫn đưa ra các lời khuyên giảm hoặc tránh sử dụng caffeine trong chăm sóc sức khỏe tại chỗ cho bệnh nhân bị bệnh tim," ông nói.
Nhưng nhóm nghiên cứu của Rohde không tìm thấy mối liên hệ giữa caffeine và nhịp tim bất thường trong ngắn hạn. "Trong thực tế, kết quả của chúng tôi thách thức các định kiến rằng bệnh nhân bị bệnh tim và có nguy cơ loạn nhịp tim nên tránh hoặc hạn chế uống cà phê," ông nói.
Suy tim xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Nghiên cứu bao gồm 51 người bị suy tim. Các nhà nghiên cứu chia ngẫu nhiên họ thành hai nhóm. Một nhóm uống cà phê đã lọc chất cafein có chứa 100 miligam (mg) bột cafein. Nhóm còn lại uống cà phê đã lọc caffein với bột sữa.
Các bệnh nhân uống cà phê này trong khoảng một giờ đồng hồ ở giữa một chu kỳ năm tiếng. Nhóm uống cà phê có chứa cafein uống tổng cộng 500 mg cafein. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng sử dụng một máy đo "căng thẳng" một giờ sau khi bệnh nhân uống ly cà phê cuối cùng.
Mặc dù không có ảnh hưởng của caffein đến nhịp tim được ghi nhận rõ ràng, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nghiên cứu này còn trên quy mô khá nhỏ. Khoảng một nửa số người tình nguyện là những người uống cà phê thường xuyên, vì vậy họ có thể đã ít bị tác động của cafein.
Nghiên cứu cũng không đưa ra được kết luận về việc sử dụng caffeine trong dài hạn và ảnh hưởng của nó đến nhịp tim bất thường ở các bệnh nhân suy tim, các nhà nghiên cứu cho biết.
Bản báo cáo này được công bố trên mạng ngày 17 tháng 10 trên tạp chí JAMA Internal Medicine.
Tiến sĩ Christopher Granger là một giáo sư y khoa tại Đại học Duke ở Durham, N.C. Ông cho biết: "Nghiên cứu này cho biết thêm bằng chứng về việc dùng cà phê và đồ uống có cafein có vẻ an toàn cho tim mạch.
"Ngay cả trong nhóm nguy cơ cao, một nhóm bạn có thể quan tâm nhất về việc uống caffeine, có vẻ như việc tiêu thụ caffeine ở mức vừa phải là an toàn," Granger, người đồng tác giả của một bài xã luận trên tạp chí cho biết.
Tuy nhiên ông cũng cảnh báo rằng cafein là một chất kích thích và có thể làm tăng huyết áp, mặc dù nó không có ảnh hưởng đến nhịp tim của những người tham gia nghiên cứu.
Granger lưu ý rằng nghiên cứu này không bao gồm mọi loại đồ uống có chứa caffeine đối với bệnh nhân bệnh tim bởi "Nghiên cứu này không cân nhắc các các loại đồ uống tăng lực có chứa rất nhiều cafein; điều này có thể cho những kết quả trái ngược", ông nói.
Điểm mấu chốt của nghiên cứu này là "một lượng vừa phải cà phê là an toàn ngay cả đối với những người có vấn đề về tim mạch" Granger nói.
Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh.
Theo: WebMD