Cách xử lý móng chân mọc ngược đâm vào thịt chính Bác sĩ bệnh viên Việt Pháp tư vấn

Chắc hẳn bạn đã từng trải qua một lần bị móng chân mọc ngược chọc vào thịt hoặc nghe một ai đó kể về trường hợp này. Vậy bạn đã biết cách xử lý móng chân mọc ngược đâm vào thịt như thế nào chưa?

Cách xử lý móng chân mọc ngược đâm vào thịt chính Bác sĩ bệnh viên Việt Pháp tư vấn Cách xử lý móng chân mọc ngược đâm vào thịt chính Bác sĩ bệnh viên Việt Pháp tư vấn

Nguyên nhân gây móng chân mọc ngược

Móng chân mọc ngược hay còn gọi là móng chọc thịt là hiện tượng khi cạnh hoặc góc của móc chân đâm vào phần thịt gây đau, chảy máu, sưng hoặc nhiễm trùng. Hiện tượng này rất thường gặp và hay xảy ra ở móng chân cái. Hiện tượng móng chân mọc ngược thường do một trong những nguyên nhân sau:

  • Bạn đi giày quá chật hoặc bó vào chân
  • Khi cắt móng chân, bạn cắt quá ngắn và gây tổn thương vùng da quanh móng chân
  • Móng chân của bạn đang bị tổn thương
  • Do cấu tạo móng chân cong hơn so với bình thường

Cách xử lý móng chân mọc ngược đâm vào thịt theo khuyến cáo của bác sĩ bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội)

Cách xử lý móng chân mọc ngược đâm vào thịt

Tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của tình trạng móng chân mọc ngược mà bạn có thể xử lý tại nhà hoặc đến gặp bác sĩ. Các cách xử lý móng chân mọc ngược đâm vào thịt là:

  1. Nâng móng: Nếu như bạn chỉ bị móng chọc thịt nhẹ, chỉ sưng đỏ nhưng không có hiện tượng chảy mủ, thì bạn có thể bắt đầu bằng cách ngâm chân vào nước ấm 20-30 phút. Sau đó nhẹ nhàng lấy móng tay hoặc một đệm một miếng gạc để nâng móng chân lên. Nếu không thực hiện được, bạn có thể đến bác sĩ để tiến hành nhẹ nhàng nâng phần móng chọc thịt lên và giúp tách phần móng này ra khỏi vùng da bị tổn thương và mọc bên trên cạnh da. Bạn sẽ phải ngâm móng chân và thay dụng cụ y tế hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.
  2. Cắt bỏ một phần móng: Nếu như móng mọc ngược đã gây đỏ, đau và chảy máu thì bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần móng đang gây tổn thương cho da. Để bệnh nhân không đau, bác sĩ có thể tiêm thuốc tê trước khi tiến hành cắt móng.
  3. Cắt bỏ một phần móng và mầm móng: Nếu như tình trạng móng mọc ngược lại tái phát ở cùng một ngón chân, bác sĩ có thể đề xuất cắt bỏ phần móng và giường móng để ngăn chặn móng chân mọc lại và đâm vào thịt. Để thực hiện phẫu thuật này, trước tiên bác sĩ sẽ sát khuẩn và tiêm thuốc tê vào chân. Sau đó bác sĩ sẽ cắt một phần móng chân dọc bên phần móng đâm vào thịt. Bước tiếp theo là bôi thuốc phenol 88% lên phần giường móng để triệt phần giường móng. Kết thúc phẫu thuật, bác sĩ băng ngón chân lại với thuốc mỡ kháng sinh. Sau khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau nhiều và có thể đi học, đi làm lại ngay hôm sau.
HoiBenh.vn-cach-xu-ly-mong-chan-moc-nguoc-dam-vao-thit-chinh-bac-si-benh-vien-Viet-Phap-tu-van-body-2
Cách xử lý móng chân mọc ngược đâm vào thịt

Các biến chứng có thể xảy ra với móng chân mọc ngược

Nếu móng chân chọc thịt bị nhiễm trùng nghiêm trọng, gây chảy máu và chảy mủ, thì có thể dẫn đến nhiễm trùng xương ở bên dưới, nếu không được chữa trị kịp thời. Ngoài ra, đối với các bệnh nhân bị tiểu đường, thì một vết thương nhỏ ở chân có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Ở bệnh nhân tiểu đường, máu lưu thông kém và dây thần kinh hoạt động kém đặc biệt ở vùng bàn chân. Vì thế một vết thương nhỏ cũng có thể khó lành, dẫn đến lở loét và nghiêm trọng hơn là hoại tử chân.

Xem thêm:

  • Nấm móng tay, chân bôi thuốc gì?
  • Nguyên nhân của bệnh nấm móng tay, chân mà bạn không hề biết
  • Cách cắt móng tay chân cho trẻ đúng cách mẹ nên biết