Cách xử lý khi trẻ khó ngủ vào ban đêm

Trẻ khó ngủ vào ban đêm không chỉ tạo thành thói quen xấu cho đồng hồ sinh học của bé mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của bố mẹ. Để xử lý tình trạng trẻ khó ngủ vào ban đêm cha mẹ phải tìm ra nguyên nhân để khắc phục. Các mẹ bỉm sữa có thể tham khảo những nguyên nhân dưới đây để biết con mình rơi vào trường hợp nào và chọn ra cách xử lý hợp lý nhất.

Cách xử lý khi trẻ khó ngủ vào ban đêm Cách xử lý khi trẻ khó ngủ vào ban đêm

Trẻ ngủ ít vào ban đêm không chỉ tạo thành thói quen xấu cho đồng hồ sinh học của bé mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bố mẹ. Để xử lý tình trạng trẻ khó ngủ vào ban đêm cha mẹ phải tìm ra nguyên nhân và áp dụng các phương pháp cụ thể cho từng lý do. Các mẹ bỉm sữa có thể tham khảo những nguyên nhân dưới đây để biết con mình rơi vào trường hợp nào và chọn ra cách xử lý hợp lý nhất.

Trẻ sơ sinh chưa có khái niệm về nhịp sinh học mà chỉ cần ngủ đủ giấc mỗi ngày nên hay rơi vào tình trạng khó ngủ khi về đêm. Nguyên nhân có thể tới từ vấn đề dinh dưỡng, thói quen hay do cách chăm sóc con của chính cha mẹ.

Ngủ ngày quá nhiều khiến trẻ khó ngủ

Trẻ khó ngủ vì ban ngày ngủ quá nhiều là lý do khiến hầu hết các em bé sơ sinh thức đêm. Trẻ dưới một tuổi cần ngủ khoảng 14 – 16 giờ mỗi ngày là đủ giấc nên nếu ban ngày bé được ngủ 10 tiếng thì ban đêm bé chỉ ngủ được khoảng 6 tiếng nữa. Và ngược lại, nếu bạn cho bé ngủ ngày ít thì sẽ không xảy ra tình trạng trẻ khó ngủ vào ban đêm nữa. Do đó cha mẹ phải rèn luyện cho bé việc thức vào ban ngày và ngủ nhiều hơn vào ban đêm để điều chỉnh nhịp sinh học cho trẻ.

Mẹ bỉm sữa có thể áp dụng các phương pháp matxa trước khi ngủ để trẻ ngủ sâu giấc hơn và ít quấy khóc về đêm.

Khó ngủ vì... đói

Trẻ khó ngủ vào ban đêm vì đói là một lý do thường gặp nhưng nhiều cha mẹ không nhận ra. Khi còn nhỏ trẻ cần được ăn mỗi 2 – 3 giờ một lần. Nửa đêm bé cũng cần thức dậy để ăn nên không thể ngủ thẳng giấc được. Đây không gọi là khó ngủ ban đêm mà chỉ là phản ứng bình thường của bé sơ sinh. Nếu mẹ muốn bé đi ngủ theo khung giờ mình mong muốn thì cũng nên điều chỉnh thời gian ăn của trẻ. Thay vì cho bú lắt nhắt khoảng 2 tiếng một lần thì mẹ nên tập luyện cho con bú khoảng 4 tiếng một lần. Như vậy mỗi đêm mẹ chỉ cần dậy một lần để cho bé ăn và con cũng hạn chế quấy khóc mỗi tối.

vicare.vn-cach-xu-ly-khi-tre-kho-ngu-vao-ban-dem-body-1

Khó ngủ vì ngủ chung với cha mẹ

Bạn có biết ngủ chung với cha mẹ cũng là một nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ vào ban đêm hoặc hay tỉnh giấc giữa đêm? Ở chung phòng với người lớn khiến trẻ phải chịu đựng ánh sáng và những tiếng động khác lạ. Một số trẻ hệ hô hấp yếu sẽ khó hô hấp khi ngủ chung với bố mẹ và dễ tỉnh giấc giữa chừng. Cha mẹ thường hay lo lắng nên muốn ngủ chung với con nhưng điều này lại là lý do khiến trẻ dễ tỉnh giấc vào ban đêm. Bố mẹ hãy cố gắng cho con ngủ riêng để giải quyết vấn đề này. Ru cho bé đi vào giấc ngủ sau đó cho bé vào phòng riêng, hoặc cho ngủ nôi ở trong phòng của bố mẹ nếu bạn thấy lo lắng.

Khó ngủ vì thiếu chất

Dinh dưỡng của trẻ sơ sinh thường đến từ sữa mẹ, nên nếu mẹ gầy yếu và thiếu chất thì trẻ cũng thiếu chất theo. Kẽm là khoáng chất kháng viêm nhưng cũng là chất ảnh hưởng mạnh đến hệ thần kinh của trẻ. Thiếu kẽm khiến trẻ dễ bị trằn trọc, mệt mỏi và hay tỉnh giấc nửa đêm. Để thay đổi tình trạng trẻ khó ngủ vào ban đêm thì mẹ nên lưu ý tăng lượng kẽm trong ăn uống hàng ngày để bổ sung cho bé tốt hơn.