Cách xử lý khi trẻ bị sốt cao chân tay lạnh

Nhiều trường hợp trẻ bị sốt cao chân tay lạnh khiến cha mẹ vô cùng lo lắng, thậm chí là bối rối không biết xử lý phù hợp khiến bệnh của trẻ càng nghiêm trọng hơn. Do đó việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách xử lý đúng trẻ bị sốt cao kèm chân tay lạnh sẽ giúp cha mẹ chăm sóc sức khỏe cho bé được tốt hơn.

Cách xử lý khi trẻ bị sốt cao chân tay lạnh Cách xử lý khi trẻ bị sốt cao chân tay lạnh

Khi trẻ bị sốt cao, triệu chứng thông thường là cơ thể trẻ sẽ nóng hơn so với bình thường. Thế nhưng có nhiều trường hợp trẻ bị sốt cao chân tay lạnh, đây là triệu chứng khiến cha mẹ vô cùng lo lắng, thậm chí là bối rối không biết xử lý phù hợp khiến bệnh của trẻ càng nghiêm trọng hơn. Do đó việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách xử lý đúng trẻ bị sốt cao kèm chân tay lạnh sẽ giúp cha mẹ chăm sóc sức khỏe cho bé được tốt hơn.

Sốt cao chân tay lạnh ở trẻ là tình trạng trẻ bị sốt cao từ 38,5 độ C. Khi sốt cao làm cho sự tăng lên đột ngột của nhiệt độ cơ thể, dẫn đến sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương đưa nhiệt thoát ra bên ngoài qua da. Lúc này trẻ sốt cao với biểu hiện đầu nóng nhưng chân tay lại bị lạnh.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt cao chân tay lạnh

Trẻ bị sốt cao kèm chân tay lạnh có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do sự tấn công của vi khuẩn, vi rút gây ra các bệnh ở trẻ như sốt xuất huyết, bệnh cúm, chân tay miệng, thủy đậu... Bên cạnh đó cũng có những trường hợp trẻ bị sốt cao là do trẻ mọc răng hoặc sau khi tiêm phòng...

Trẻ bị sốt chân tay lạnh xảy ra khi trẻ bị sốt cao. Vì thế cha mẹ cần có biện pháp xử lý kịp thời, đúng cách để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ như co giật, hô hấp bị rối loạn, mất nước, thậm chí còn có thể dẫn đến di chứng não hoặc tử vong.

vicare.vn-cach-xu-ly-khi-tre-bi-sot-cao-chan-tay-lanh-body-1

Những triệu chứng khi trẻ bị sốt chân tay lạnh

Trẻ bị sốt cao chân tay lạnh sẽ có những biểu hiện rất dễ nhận biết, cụ thể như sau:

  • Trẻ bị ra mồ hôi nhiều, cơ thể mệt mỏi, uể oải, lừ đừ, thiếu sức sống.
  • Cơ thể trẻ lúc nóng, lúc lạnh, đặc biệt ở vùng trán, nách, bụng mức độ nóng càng tăng cao nhưng sờ chân tay sẽ thấy lạnh.
  • Tình trạng ăn uống của trẻ giảm sút, đối với những trẻ nhỏ quấy khóc.

Trẻ bị sốt cao chân tay lạnh cha mẹ cần làm gì?

Trong trường hợp trẻ bị sốt chân tay lạnh nhưng nhiệt độ dưới 38 độ C thì không cần quá lo lắng nếu như trẻ không có những triệu chứng nguy hiểm. Cha mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc trẻ tại nhà theo nguyên tắc dưới đây:

  • Lựa chọn quần áo thoáng mát cho trẻ mặc, chọn loại vải mềm mại, thấm hút mồ hô tốt.
  • Chú ý giữ cơ thể trẻ được sạch sẽ, thoáng mát để giúp trẻ hạ sốt hiệu quả.
  • Phòng ngủ của trẻ nên thoáng mát, đối lưu không khí.
  • Sử dụng khăn ấm chườm vào trán, bẹn, nách, bàn tay, bàn chân cho trẻ. Chú ý để giảm lạnh cho bé ở tay và chân thì nên lâu nhiều ở những vị trí này.
  • Chú ý bổ sung những món ăn dinh dưỡng cho bé ở dạng lỏng vừa giúp bé dễ ăn vừa giúp tiêu hóa tốt. Bên cạnh đó hãy chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày.
  • Nên tích cực cho trẻ uống nhiều nước như nước ấm, nước cam... để hạn chế tình trạng mất nước cũng như giúp cho trẻ nhanh phục hồi.
  • Theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên.
  • Dùng thuốc hạ sốt dành riêng cho trẻ đùng liều lượng khi trẻ bị sốt cao trên 38 độ C.

Khi nào thì cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Khi trẻ bị sốt cao chân tay lạnh kèm những triệu chứng dưới đây là mức độ sốt cao đã trở nên nguy hiểm:

  • Má và môi bé trở nên đỏ hồng.
  • Tình trạng quấy khóc ở trẻ liên tục, đổ mồ hôi trộm ngày càng tăng, mặt tím tái, nhợt nhạt.
  • Nhiều giờ liền chân tay của trẻ liên tục lạnh.
  • Dù đã áp dụng các biện pháp hạ sốt nhưng trẻ liên tục sốt cao đến ngưỡng 39 độ C.
  • Trẻ không quấy khóc nữa nhưng ngủ nhiều, lừ đừ và cơ thể mềm.
  • Xuất hiện các chấm đỏ trên da, đi ngoài phân đen, chảy máu cam, máu lợi, xuất huyết.
  • Trẻ bị sốt co giật, bỏ ăn, ăn vào bị nôn trớ.

Khi phát hiện một trong những triệu chứng nguy hiểm kể trên thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm tránh mức độ bệnh của trẻ nguy hiểm, có thể dẫn đến đe dọa tính mạng.

vicare.vn-cach-xu-ly-khi-tre-bi-sot-cao-chan-tay-lanh-body-2

Những lưu ý khi trẻ bị sốt cao chân tay lạnh

  • Khi phát hiện trẻ bị sốt cao chân tay lạnh cha mẹ tuyệt đối không được làm nhữn việc sau đây, tránh để tình trạng sốt tăng cao, gây nguy hiểm:
  • Không vì thấy chân tay trẻ lạnh khi bị sốt mà đắp chăn kín hoặc mặc nhiều quần áo cho trẻ sẽ khiến cho nhiệt độ tăng cao hơn. Điều này có thể dẫn đến trẻ bị sốt co giật, sốc phản về và nguy hiểm hơn là tử vong.
  • Tuyệt đối không chườm người, chân tay, cơ thể cho trẻ bằng khăn lạnh, đá hay xoa rượu, xoa giấm.
  • Tuyệt đối không sử dụng nhiều thuốc hạ sốt cho trẻ và không tự ý cho trẻ dùng thuốc hạ sốt của người lớn.

Trẻ bị sốt cao chân tay lạnh cha mẹ cần phải bình tĩnh để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm giúp bé nhanh khỏi an toàn, hiệu quả.

Xem thêm:

  • 5 bước quan trọng xử lý nhanh khi trẻ sốt cao co giật
  • Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị sốt cao co giật
  • Phác đồ điều trị sốt cao co giật ở trẻ