Cách xử lý khi trẻ bị hóc xương cá vô cùng hữu hiệu
Hóc xương cá là tình khá hay xảy ra ở ở trẻ khi cha mẹ cho bé ăn cá nhưng lại không giúp bé nhằn xương kỹ. Khi trẻ bị hóc xương cá, cha mẹ thường vô cùng rối bời tuy nhiên lại không biết làm cách nào để giúp bé hết hóc xương. Sau đây là những kinh nghiệm xử lý khi trẻ bị hóc xương cá để cha mẹ áp dụng nếu như bé yêu chẳng may rơi vào trường hợp này.
Cách xử lý khi trẻ bị hóc xương cá vô cùng hữu hiệu
Hóc xương cá là tình khá hay xảy ra ở ở trẻ khi cha mẹ cho bé ăn cá nhưng lại không giúp bé nhằn xương kỹ. Khi trẻ bị hóc xương cá, cha mẹ thường vô cùng rối bời tuy nhiên lại không biết làm cách nào để giúp bé hết hóc xương. Dưới đây là những kinh nghiệm xử lý khi trẻ bị hóc xương cá để cha mẹ áp dụng nếu như bé yêu chẳng may rơi vào trường hợp này.
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hóc xương cá
Trẻ đang ăn mà bị hóc xương sẽ có những dấu hiệu như:
- Đột nhiên la khóc dữ dội mà không biết rõ nguyên nhân.
- Khi mẹ tiếp tục đút thức ăn cho trẻ thì bé dùng tay gạt đi và sợ hãi.
- Bé chảy nhiều dãi, kèm nôn ọe. Với những trẻ lớn bé thì sẽ ngừng ăn, dùng tay móc họng hoặc khóc để cha mẹ có thể biết là mình đang bị hóc xương.2. Cách xử lý khi trẻ bị hóc xương cá
Khi thấy trẻ bị hóc xương, các bậc phụ huynh cần hết sức bình tĩnh và xử lý kịp thời theo các bước sau:
- Ngừng cho bé ăn, nhẹ nhàng trấn an tinh thần của bé để bé không sợ
- Yêu cầu bé há to miệng ra để mẹ dùng đèn pin soi và kiểm tra cổ họng của bé. Nếu phát hiện xương mắc ở cổ họng mẹ cần bình tĩnh dùng kẹp y tế để gắp xương ra. Trong quá trình xử lý mẹ phải nhẹ nhàng đồng thời trấn an tinh thần để bé không ngọ nguậy, khiến cho xương càng bị mắc chặt vào gây tổn thương vùng họng.
- Sau đó, mẹ cho trẻ uống nước vài lần, nếu bé uống và không có dấu hiệu đau đớn gì thì có nghĩa là bé đã hết hóc xương. Với những trẻ lớn hơn thì sau khi cho trẻ uống nước, bạn có thể hỏi xem bé còn bị đau nữa hay không.
- Trong trường hợp nếu phát hiện ra bất kỳ xương cá nào nằm ở cổ họng mà bé vẫn có biểu hiện đau đớn, la khóc thì mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức để các bác sỹ xử lý kịp thời. Rất có thể xương đã đi sâu xuống thực quản hoặc cắm sâu vào cổ họng bé khiến cho bạn không thể nào nhìn thấy được.
3. Những điều không nên làm khi trẻ bị hóc xương cá
- Tuyệt đối không dùng tay để móc họng bé. Mẹ cho tay vào móc họng bé sẽ khiến cho trẻ bị ngạt thở đồng thời đẩy xương cá mắc kẹt vào sâu bên dưới thực quản khiến cho khó xử lý hơn.
- Nhiều gia đình hay áp dụng cách xử lý khi trẻ bị hóc xương cá là cho bé ăn một miếng cơm to để xương trôi kèm xuống dưới bụng. Tuy nhiên điều này vô cùng nguy hiểm bởi nó có thể khiến trẻ bị nghẹn, khó thở, gây nguy hiểm vô cùng cho sức khỏe của bé.4. Một số mẹo điều trị hóc xương bằng dân gian cho bé
- Khi trẻ bị hóc xương mẹ hãy thử cho bé ngậm một viên vitamin C hoặc dùng nước chanh pha đặc với nước để cho bé ngậm, vài phút sau xương sẽ mềm ra và tự trôi xuống cổ.
- Dùng một miếng vỏ cam nhỏ để cho bé ngậm trong miệng một lúc, vài phút sau nuốt luôn cả vỏ cam, cách này cũng có tác dụng chữa hóc xương cá ở trẻ
- Dùng tỏi nhét vào trong lỗ mũi trẻ. Trẻ bị hóc bên phải thì mẹ sẽ nhét vào lỗ mũi bên trái. Sau đó mẹ dùng tay bịt lỗ mũi còn lại để cho bé thở bằng miệng, trẻ sẽ bị hắt hơi và xương cá cũng theo đó mà đẩy ra bên ngoài. Tuy nhiên cách này chỉ nên áp dụng với bé đã lớn. Ngoài ra, mẹ có thể thay tỏi bằng thìa hạt tiêu xay nhỏ rồi để gần vào mũi bé.
- Dùng một nắm lá đuôi tôm, rửa sạch, giã nhỏ để lấy nước cốt cho bé ngậm và dùng bã đắp bên ngoài cổ họng của bé.
- Trong trường hợp cổ họng của bé bị sưng, khó nuốt mẹ có thể dùng một nắm lá hẹ, rửa sạch rồi giã nhuyễn, vắt nước cốt, rồi dùng nước cốt này nhỏ vào cổ họng của bé vài giọt, yêu cầu bé ngậm không nuốt ngay.
- Mẹ dùng 1 nắm lá phèn đen, sau khi rửa sạch, vò với nước sôi để nguội, rồi chắt lấy nước cho bé ngậm.