Cách xử lý dị vật trong mắt, vết thương rách da vùng mắt, hoá chất dính vào mắt ở trẻ theo chuẩn Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ

Dị vật trong mắt, mắt bị dính hóa chất hoặc xuất hiện vết thương ở quanh vùng da của mắt là những vấn đề thường gặp, liên quan đến tổn thương mắt của trẻ. Vậy xử lý làm sao cho đúng cách và an toàn? Trong bài viết này, HoiBenh sẽ bật mí cho bạn đọc cách xử lý dị vật trong mắt, vết thương rách da vùng mắt ở trẻ em theo chuẩn Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ.

Cách xử lý dị vật trong mắt, vết thương rách da vùng mắt, hoá chất dính vào mắt ở trẻ theo chuẩn Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ Cách xử lý dị vật trong mắt, vết thương rách da vùng mắt, hoá chất dính vào mắt ở trẻ theo chuẩn Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ

Dị vật trong mắt, mắt bị dính hóa chất hoặc xuất hiện vết thương ở quanh vùng da của mắt là những vấn đề thường gặp, liên quan đến tổn thương mắt của trẻ. Vậy xử lý làm sao cho đúng cách và an toàn? Trong bài viết này, HoiBenh sẽ bật mí cho bạn đọc cách xử lý dị vật trong mắt, vết thương rách da vùng mắt, hóa chất dính vào mắt ở trẻ em theo chuẩn Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ.

Cách xử lý dị vật trong mắt của trẻ

vicare.vn-cach-xu-ly-di-vat-trong-mat-vet-thuong-rach-da-vung-mat-hoa-chat-dinh-vao-mat-o-tre-theo-chuan-vien-han-lam-nhi-khoa-hoa-ky-body-1

Dị vật (tóc, lông mi, bụi) rơi vào mắt của trẻ thường gây ảnh hưởng đầu tiên lên kết mạc và giác mạc, khiến trẻ nhắm nghiền mắt, không mở ra được, khó chịu và thường xuyên lấy tay dụi vào mắt,. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, có thể gây nguy hiểm đến đôi mắt của trẻ.

Khi trẻ bị dị vật rơi vào mắt, đầu tiên, người lớn cần yêu cầu trẻ không được dụi mắt vì có thể làm dị vật đi vào sâu trong mắt và quan trọng là phải giữ bình tĩnh. Các công đoạn tiếp theo như sau:

Bước 1: Cho trẻ ngồi ở nơi có đủ ánh sáng, dễ quan sát. Sau đó, từ từ dùng tay để mở hai mí mắt của trẻ. Hướng dẫn trẻ nhìn lên, xuống, trái, phải để tìm dị vật.

Bước 2:

Trường hợp 1: Phát hiện “dị vật ở cầu mắt”, bạn có thể lấy dị vật ở mắt bằng 3 cách:

  • Rửa trôi bằng nước: Nghiêng đầu trẻ về bên phía mắt có dị vật rơi vào. Tiếp theo, xối nước hướng về phía góc mắt trong, làm sao cho nước xối láng được hết cả nhãn cầu. Dị vật trong mắt sẽ đi theo dòng nước và ra bên ngoài.
  • Dùng gạc ẩm hoặc góc khăn tay mềm lấy dị vật ra bên ngoài, làm thật cẩn thận để tránh xước nhãn cầu.

Trường hợp 2: Phát hiện “dị vật ở dưới mi mắt”

  • Trẻ lớn: hướng dẫn trẻ tự banh mí mắt sau đó xối rửa.
  • Trẻ nhỏ: Không cho trẻ chạm tay vào mắt bằng cách quấn cho trẻ một tấm chăn, từ cổ xuống dưới chân (không để tay ra bên ngoài). Tiếp đó, người lớn sẽ banh mí mắt giúp trẻ và xối rửa.

Lưu ý: Không dùng tay hoặc vật sắc nhọn để lấy dị vật ở mắt cho trẻ.

Khi dị vật trong mắt được lấy ra rồi, nếu trẻ vẫn còn đau mắt, mắt đỏ và sưng thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ vì có thể một vị trí nào trong mắt đã bị tổn thương (trầy, xước).

Cách xử lý vết thương rách da vùng mắt của trẻ

Các vết thương rách da ở vùng mắt có thể kèm theo nhiễm trùng mắt, làm ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của trẻ. Hướng dẫn xử lý vết thương rách da vùng mắt của trẻ dưới đây chỉ áp dụng cho trường hợp “chỉ có vết thương rách ra” chứ không áp dụng khi có vết thương ở trong mắt hoặc có dị vật trong ổ mắt.

Bước 1: Cho trẻ nằm xuống giường, cố định hai đầu của trẻ giữa hai đùi, đảm bảo trẻ vẫn nghe được. Trấn an trẻ vì trẻ thường sẽ rất sợ và cảm thấy đau. Không cho trẻ dụi tay vào vết thương hay vào mắt.

Bước 2: Đặt gạc sạch trên vùng da mắt bị tổn thương và giữ nguyên tư thế nằm của trẻ như ban đầu. Giữ cho đến khi có sự hỗ trợ của y tế hoặc xe cứu thương tới. Gọi số cứu thương 115, nên gọi ngay sau khi phát hiện trẻ bị thương.

Lưu ý: Nếu có dị vật ở vết thương thì không cố lấy ra, trừ khi đó là sợi tóc, lông mi.

vicare.vn-cach-xu-ly-di-vat-trong-mat-vet-thuong-rach-da-vung-mat-hoa-chat-dinh-vao-mat-o-tre-theo-chuan-vien-han-lam-nhi-khoa-hoa-ky-body-2

Cách xử lý hóa chất dính vào mắt ở trẻ

Hóa chất dính vào mắt của trẻ sẽ làm mắt trẻ bị đau và bỏng rát, nhắm nghiền mắt, mắt bị phù nề và chảy nhiều nước mắt. Hóa chất dính vào mắt rất nguy hiểm, có thể dẫn tới mù lòa vĩnh viễn. Cách xử lý khi hóa chất dính vào mắt của trẻ:

Bước 1: Đeo găng tay cao su để bảo vệ chính bạn trước khi tiến hành sơ cứu cho trẻ. Giữ đầu trẻ nằm nghiêng trên bồn rửa, sao cho mắt bị thương ở dưới thấp còn mắt lành ở vị trí cao hơn. Xối nhẹ nhàng nước mát hoặc nước ấm vào mắt bị dính hóa chất liên tục trong vòng 10 phút. Đảm bảo cả hai mí mắt cần được xối rửa và hóa chất không bị lây lan sang mặt hay mắt lành.

Lưu ý: Nếu trẻ không nghiêng đầu được trên bồn rửa có thể dùng bình rửa. Nhờ sự trợ giúp của một người khác giúp trẻ nghiêng đầu sang một bên, còn bạn thì xối nước vào mắt để làm trôi hóa chất.

Bước 2: Băng lại mắt bị dính hóa chất vừa được xối nước bằng gạc sạch và giữ nguyên hiện trạng cho đến khi tới bệnh viện.

Trong suốt quá trình thực hiện, tuyệt đối không cho trẻ chạm tay vào mắt, mắt sẽ theo phản xạ nhắm lại và khiến trẻ rất đau.

Cách chăm sóc mắt cho trẻ tốt nhất khi gặp 3 vấn đề nêu trên đó là cho trẻ nghỉ ngơi, để mắt nghỉ, hạn chế cho trẻ xem tivi hay chơi điện thoại vì ánh sáng xanh không tốt cho mắt. Bên cạnh đó, nếu trẻ bị đau mắt, mắt bị sưng và có dấu hiệu lo lắng thì nên động viên trẻ thường xuyên để trẻ đỡ sợ và bớt lo lắng.

Xem thêm:

  • Chăm sóc đúng cách để có đôi mắt sáng khỏe
  • Những lưu ý cho bố mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ