Cách xử lý chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh

Những cơn quấy khóc nửa đêm của trẻ không chỉ khiến cha mẹ mệt mỏi mà còn làm bé chậm phát triển hơn những trẻ khác. Gia đình trẻ rất dễ lâm vào tình trạng “cơm chẳng lành canh thiếu ngọt” khi không biết cách xử lý thoả đáng khi con quấy khóc.

Cách xử lý chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh Cách xử lý chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh

Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh

Colic là tên khoa học được dùng để chỉ chứng quấy khóc dữ dội ở trẻ sơ sinh. Hội chứng này chỉ xuất hiện chủ yếu ở các bé từ 10 ngày tuổi đến 4 tháng tuổi và không thể điều trị bằng thuốc.

Có rất nhiều cách để nhận ra trẻ đang mắc hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh. Mẹ có thể quan sát các thời điểm trong ngày xem bé có khóc dữ dội không. Một vài trẻ sẽ khóc nhiều vào thời điểm chiều muộn, số khác sẽ quấy khóc tầm nửa đêm về sáng.

Bé thường khóc thành cơn, tay nắm lại, bụng co lại và cong lên, bé có thể khóc giữa lúc đang ăn hoặc khi đang ngủ và rất khó để dỗ cho bé nín khóc.

vicare.vn-cach-xu-ly-chung-quay-khoc-o-tre-so-sinh-body1

Cách xử lý khi trẻ quấy khóc

Có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây chứng bệnh colic ở trẻ trong đó các ý kiến thiên hướng về vấn đề hệ tiêu hoá, hệ thần kinh chưa hoàn thiện, do dị ứng sữa hoặc không thể ợ hơi.

Cha nẹ hãy tự mình phán đoán các nguyên nhân gây bệnh cụ thể ở em bé nhà mình để có thể tìm ra cách giải quyết thích hợp.

Hãy kiểm tra mọi thực phẩm mẹ đang sử dụng để xem nó có khả năng gây dị ứng sữa cho bé hay không. Nếu bé nhà bạn không bú mẹ mà bú sữa công thức thì hãy đổi loại cho bé để xem bé có chấp nhận sữa mới và ngừng quấy khóc không.

Hãy tạo cho bé một không gian riêng, yên tĩnh, không có các âm thanh đột ngột khiến trẻ giật mình. Căn phòng dành cho bé cũng nên có ánh sáng vừa phải, không quá sáng cũng không quá tối để trẻ được thoải mái hơn. Cố gắng bố trí ít đồ đạc trong phòng bé, dùng các màu sắc đơn giản, nhã nhặn không gây kích thích thị giác. Việc tận lực giảm các yếu tố kích thích là cách rất tốt để xử lý chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh vì nó sẽ giúp trẻ giảm bớt số lần quấy khóc dù nguyên nhân là gì.

Hãy cho bé được tiếp xúc với môi trường thoáng khí, dẫn trẻ đi dạo khi mát trời để bé được thư giãn.

Sau mỗi khi bé ăn hãy vuốt phía sau lưng, vỗ nhẹ để con ợ hơi. Khi bé ợ được nỗi khó chịu do cơn ợ sẽ không còn làm phiền con khi bé đang chơi hoặc ngủ và giúp bé ít khóc hơn.

Cố gắng lập một lịch biểu để kiểm tra thời gian ăn ngủ của con, kiểm tra xem bé thường khóc thời gian nào và điều chỉnh các hoạt động của bé cũng là một cách xử lý chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh.

Khi con ngủ hãy cho bé rơi vào môi trường âm thanh không có tiếng động đột ngột. Tập cho bé quen với những âm thanh đều đều như tiếng quạt máy hay mở cho trẻ nghe những bản nhạc cổ điển du dương, nhẹ nhàng để con ngủ sâu giấc hơn.

Bố mẹ phải làm gì để giảm áp lực khi con quấy khóc

vicare.vn-cach-xu-ly-chung-quay-khoc-o-tre-so-sinh-body2

Chứng quấy khóc không gây nên bệnh tật cụ thể nên các cách xử lý chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh đều ôn hoà, mang tác dụng xoa dịu cho con. Tuy nhiên, cha mẹ mới chính là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất của việc khóc lóc liên tục này. Những lần quấy khóc kéo dài, diễn ra cả ngày và đêm khiến các bà mẹ mới sinh trở nên kiệt sức. Bố là trụ cột kinh tế của gia đình nên có rất nhiều công việc và sự san sẻ ít đi khiến vợ chồng dễ cáu gắt với nhau bởi chứng khóc quấy của con.

Hãy suy nghĩ rằng trẻ chỉ quấy khóc trong vòng bốn tháng và sẽ nhanh chóng kết thúc nên không cần quá lo lắng.

Nếu trẻ thường xuyên khóc đêm thì hai vợ chồng cần ngủ riêng, cho một người ngủ với con và thay phiên nhau thức để dỗ dành con mỗi khi bé quấy khóc.

Tập thông cảm với nhau, và dành thời gian cho chính mình để giảm bớt áp lực. Mẹ có thể đi siêu thị bằng cách dẫn con theo hoặc đọc sách mỗi khi rảnh rỗi. Hai vợ chồng cũng có thể gửi con một vài giờ cho người thân để hẹn hò cuối tuần thay vì ru rú ở nhà ôm con.

Và hãy nhớ luôn kiềm chế cơn nóng giận của mình để có thể xử lý chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh một cách hiệu quả nhất.