Cách xét nghiệm tiểu đường
Các cách xét nghiệm nước tiểu bao gồm phương pháp: định lượng glucose máu,dung nạp Insulin và Fructosamin, HbA1C, Tăng đường huyết theo đường uống...
Cách xét nghiệm tiểu đường
Tiểu đường là một bệnh lý nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Và có rất nhiều bệnh nhân thắc mắc rằng cách xét nghiệm tiểu đường tại các cơ sở y tế là như thế nào? Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay HoiBenh sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này.
1. Định lượng glucose máu
Đây là một trong những cách xét nghiệm tiểu đường, nhằm phản ánh nồng độ glucose trong máu. Từ đó có thể đánh giá tình trạng bệnh ở thời điểm điều trị, hoặc dựa vào kết quả này để đưa ra phác đồ điều trị.
Để làm xét nghiệm này, bệnh nhân cần phải nhịn đói trước khi làm xét nghiệm từ 8-10 giờ, tốt nhất là nên lấy máu vào buổi sáng. Nếu sau khi làm xét nghiệm, cho ra kết quả trong khoảng giá trị bình thường từ 3,9 – 6,4 mmol/l thì chứng tỏ tình trạng sức khỏe tốt.
Trong trường hợp xét nghiệm lúc đói 3 lần liên tiếp mà nông độ glucose máu cao hơn 7,1 mmol/l hoặc kết quả trên 11,1 mmol/l thì xác định là đái tháo đường. Khi glucose máu nhỏ hơn 2,5 mmol/l, thì đó là hạ đường huyết.
2. Xét nghiệm nước tiểu
Cách xét nghiệm tiểu đường phổ biến nhất hiện nay, là thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Xét nghiệm này nhằm đưa ra kết quả để phát hiện đường niệu và ceton niệu.
Khi làm xét nghiệm kết quả thông số nước tiểu nếu là bình thường thì Glucose niệu (-) và Ceton niệu (-) và pH nước tiểu có giới hạn từ 5- 8. Còn khi cho ra chỉ số Glocose niệu (+), Ceton niệu (+) và pH nước tiểu giảm nhỏ hơn 5 thì đó là bệnh tiểu đường.
3. Tăng đường huyết theo đường uống
Nghiệm pháp gây tăng đường huyết theo đường uống là cách xét nghiệm tiểu đường mà tại các cơ sở y tế vẫn hay sử dụng, vì đây là phương pháp dễ thực hiện hơn, đơn giản hơn mà vẫn cho kết quả chẩn đoán tin cậy.
Phương pháp này tốt nhất nên được thực hiện vào buổi sáng sau 10 - 1 tiếng nhịn ăn, không dùng các chất kích thíc. Với bệnh nhân đang nằm viện thì ngưng dùng một số loại thuốc vài tuần trước khi tiến hành.
Sau khi bệnh nhân uống dung dịch glucose, sau vài giờ thì lấy máu và nước tiểu để mang đi định lượng glucose. Nếu kết quả bình thường, thì rơi vào chỉ số Glucose/0h < 6,1 mmol/l thì chứng tỏ đường huyết ở mức bình thường. Nếu sau 30 phút đến 1 giờ mà nồng độ glucose máu đạt < 9,7 mmol/l và sau 2 giờ trở về nồng độ < 6,7 mmol/l thì là bình thường.
Còn khi glucose máu sau 30 - 60 phút tăng cao và thời gian trở về mức ban đầu có thể từ chậm hơn từ 4-6 giờ thì đó là trường hợp mắc tiểu đường.
Hiện nay để chẩn đoán bệnh tiểu đường, thì ba cách xét nghiệm tiểu đường trên là vô cùng phổ biến, ngoài ra tùy vào điều kiện của cơ sở y tế mà còn có thể thực hiện các xét nghiệm khác như dung nạp Insulin và Fructosamin, HbA1C... Các phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật và trang bị cao hơn.