Cách vệ sinh vú đúng cách trong giai đoạn cho con bú mẹ nên học tập

Cách vệ sinh vú đúng cách trong giai đoạn cho con bú giữ vai trò vô cùng quan trọng, giúp các mẹ tránh gặp phải nhiều vấn đề có thể xảy ra do bầu ngực bị tổn thương. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết mà các mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bản thân mình.

Cách vệ sinh vú đúng cách trong giai đoạn cho con bú mẹ nên học tập Cách vệ sinh vú đúng cách trong giai đoạn cho con bú mẹ nên học tập

Cách vệ sinh vú đúng cách trong giai đoạn cho con bú giữ vai trò vô cùng quan trọng, giúp các mẹ tránh gặp phải nhiều vấn đề có thể xảy ra do bầu ngực bị tổn thương. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết mà các mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bản thân mình.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ. Tuy nhiên, sau khi sinh, nhiều bà mẹ phải đối diện với tình trạng viêm vú, tắc tuyến sữa, gây ảnh hưởng đến nguồn sữa dồi dào dành cho em bé. Để bảo vệ bầu vú tốt nhất, giúp hạn chế và ngăn ngừa những vấn đề nói trên, đặc biệt để mang đến cho trẻ nguồn sữa đảm bảo vệ sinh, việc vệ sinh vú đúng cách trong giai đoạn cho con bú là điều cần dược quan tâm, chú ý.

Cách vệ sinh vú đúng cách trong giai đoạn cho con bú

Việc giữ vệ sinh hai bầu vú là điều vô cùng quan trọng, nhất là núm vú bởi đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với đôi môi non nớt của trẻ. Trước khi cho con bú, các mẹ hãy lưu ý rửa sạch tay, tránh truyền vi khuẩn từ tay sang đầu vú. Với những mẹ nhiều sữa, thường xuyên phải dùng miếng lót sữa, các mẹ nhớ thay miếng lót thường xuyên để đảm bảo. Miếng lót nên dùng chất liệu mềm, tuyệt đối không dùng lót nylon vì dễ gây ẩm ướt.

Sau khi cho trẻ bú, các mẹ có thể vắt nhẹ chút sữa lên núm vú, giúp dưỡng ẩm cho da. Sau khi vú khô, các mẹ hãy mặc áo ngực như thông thường.

Cách vệ sinh vú đúng cách trong giai đoạn cho con bú là hàng ngày, các mẹ hãy làm sạch bầu vú bằng nước sạch, tuyệt đối không dùng sữa tắm hay các loại hóa chất khác. Bạn cũng cần làm sạch nhẹ nhàng, tránh chà mạnh núm vú gây khô, nứt nẻ.

Kiểm tra tình trạng núm vú thường xuyên là cách vệ sinh vú đúng cách trong giai đoạn cho con bú. Nếu thấy trên vú có vết nứt hay trầy xước, các bạn cần tiến hành xử lý sớm để tránh nhiễm khuẩn dẫn đến tình trạng thêm phần nghiêm trọng. Bất cứ loại kem, thuốc nào được bôi lên vùng vú cũng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh gây hại cho bé khi bú.

Một số vấn đề thường xuất hiện trong giai đoạn cho con bú và cách xử lý

HoiBenh.vn-cach-ve-sinh-vu-dung-cach-trong-giai-doan-cho-con-bu-me-nen-hoc-tap-body-2
Một số vấn đề thường xuất hiện trong giai đoạn cho con bú và cách xử lý

Cùng với việc tìm hiểu cách vệ sinh vú đúng cách trong giai đoạn cho con bú, trong thời kỳ cho con bú, bạn thường gặp phải nhiều loại vấn đề khác nhau có liên quan đến núm vú và bầu ngực. Các bạn hãy chú ý để tìm cách khắc phục trong thời gian sớm, tránh làm ảnh hưởng đến nguồn sữa của bé mỗi ngày.

  • Núm vú đau rát

Khi bắt đầu cho con bú, các mẹ có thể cảm thấy đau rát, nhất là khi trẻ bú trong thời gian dài.

Điều này da do đầu vú có chứa nhiều dây thần kinh nên vô cùng nhạy cảm. Khi bé bú lâu có thể tạo ra áp lực kéo lớn trong thời gian dài. Từ đây có thể gây hiện tượng đau rát.

Nhìn chung, đây là hiện tượng bình thường nên bạn đừng quá lo lắng. Sau khi bé bú, các bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng hai đầu vú để giảm thiểu cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau kéo dài, có xu hướng gia tăng, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng bởi có thể bạn đang gặp phải các vấn đề nghiêm trọng khác.

  • Nứt cổ gà

Nứt cổ gà là nỗi ám ảnh đối với nhiều bà mẹ trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Cảm giác đau đớn và vùng da bầu ngực bị đỏ thường xuất hiện phổ biến. Do đau đớn, nhiều mẹ không thể tiếp tục cho trẻ bú, dẫn đến việc phải cai sữa sớm.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính của hiện tượng nứt cổ gà là do các mẹ chưa cho bé bú đúng cách. Thế nên, bạn cần tìm hiểu thêm về tư thế bế bé khi cho bú. Đồng thời, bạn cần giữ núm vú luôn khô ráo sau mỗi lần cho bé bú. Nếu quá đau, bạn có thể cho bé ngưng bú khoảng 1 ngày, núm vú sẽ tự khỏi. Trong một số trường hợp đặc biệt, khi núm vú bị nhiễm nấm, các bạn cần tìm đến bác sĩ để điều trị triệt để.

  • Tắc tia sữa

Dấu hiệu của tắc tia sữa là đau nhức vùng ngực, sờ vào thấy có một khối u cứng trên ngực kèm theo hiện tượng đau và đỏ. Lúc này, bạn hãy dùng một chai nước ấm, lăn tròn trên vùng bị đau. Sau đó, bạn dùng máy hút sữa hoặc cho trẻ bú để làm thông tia sữa. Khi hiện tượng này được khắc phục, ngực bạn sẽ không còn căng cứng, không gây đau đớn. Tuy nhiên nếu đã cố gắng khắc phục nhưng không được, bạn cần tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ. Việc tắc tia sữa kéo dài có thể dẫn đến viêm vú vô cùng nguy hiểm.

  • Viêm vú

Viêm vú thường xuất hiện khi tình trạng tắc tia sữa kéo dài dẫn đến nhiễm trùng. Khi được chẩn đoán viêm vú, bạn cần điều trị sớm nếu không sẽ dẫn đến áp xe vú.

Do vấn đề này khá nghiêm trọng nên bạn cần dùng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ. Trong thời gian dùng thuốc, các bạn vẫn nên cho bé bú bình thường, tránh ngưng việc cho bú sẽ có thể dẫn đến mất sữa.

Trên đây là cách vệ sinh vú đúng cách trong giai đoạn cho con bú cũng như một số vấn đề thường gặp mà các mẹ có thể tìm hiểu, tham khảo. Để mang đến cho bé nguồn sữa mẹ chất lượng, đảm bảo vệ sinh, các bạn hãy chú ý hơn đến việc chăm sóc, nâng niu bầu vú mỗi ngày.

Xem thêm:

  • 6 điều mà các bà mẹ đang cho con bú cần biết về răng miệng
  • Cho con bú lại sau khi tái kích sữa
  • Uống trà xanh trong khi cho con bú có hại đến em bé hay không?