Cách vệ sinh vết mổ sau sinh tại nhà không lo nhiễm trùng

Sau khi sinh mổ, các mẹ không chỉ bị đau đớn mà còn cần phải lo vệ sinh vết mổ để không bị nhiễm trùng nguy hiểm. Tuy nhiên, cách vệ sinh vết mổ sau sinh tại nhà mà không lo nhiễm trùng thì không phải mẹ nào cũng biết.

Cách vệ sinh vết mổ sau sinh tại nhà không lo nhiễm trùng Cách vệ sinh vết mổ sau sinh tại nhà không lo nhiễm trùng

Sau khi sinh mổ, các mẹ không chỉ bị đau đớn mà còn cần phải lo vệ sinh vết mổ để không bị nhiễm trùng nguy hiểm. Tuy nhiên, cách vệ sinh vết mổ sau sinh tại nhà mà không lo nhiễm trùng thì không phải mẹ nào cũng biết.

Trong những ngày lưu lại viện sau sinh mổ, thì vết mổ vẫn chưa khô nên thường các y tá hoặc nữ hộ sinh sẽ vệ sinh vết mổ cho sản phụ. Ngoài việc vệ sinh vùng vết mổ, sản phụ cũng được kê thuốc giảm đau và kháng sinh để nhằm tránh nhiễm trùng. Những thuốc này sẽ không gây ảnh hưởng đến sữa mẹ.

vicare.vn-cach-ve-sinh-vet-mo-sau-sinh-tai-nha-khong-lo-nhiem-trung-body-1

Cách vệ sinh vết mổ sau sinh trong tuần đầu tiên xuất viện về nhà

Khi đã được xuất viện, trở về nhà, bạn cần phải tự vệ sinh vết mổ cho mình. Trường hợp quá đau, không cúi được, bạn có thể nhờ người thân.

Cần vệ sinh vết mổ đồng thời thay băng hàng ngày

Trước tiên, cần phải rửa tay sạch sẽ. Để sát khuẩn vết mổ, bạn có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% hoặc là dung dịch sát khuẩn Betadine 1 - 2 lần/ngày, sau đó thì thay băng vết mổ 1 lần/ngày.

Khi băng vết mổ các mẹ không nên băng quá kín bởi vì làm thế sẽ khiến vết mổ lâu lành, trong 1 vài trường hợp còn có thể gây ra nhiễm trùng.

Nếu như vết mổ được khâu bằng chỉ không tiêu (trước khi ra về, nếu bác sỹ sẽ hẹn ngày đến cắt chỉ), thì các mẹ nên tới bệnh viện đúng ngày hẹn. Thông thường, sau năm ngày sinh mổ lần đầu tiên, hoặc sau 7 đến 8 ngày sinh mổ lần thứ 2, các mẹ nên tới bệnh viện để cắt chỉ vết khâu.

Vệ sinh vết mổ sau khi vết mổ bắt đầu liền

Khi vết mổ bắt đầu liền, bạn cũng không nên lơ là khi vệ sinh để tránh nhiễm trùng. Thời gian này, bạn không nên ngâm mình lâu trong bồn nước, tránh làm vết mổ bị ướt. Sau khi tắm xong, bạn nên lau khô vết mổ bằng khăn mềm và tránh đụng chạm mạnh vào vết mổ gây ra tổn thương.

Không nên tự ý thoa những loại thuốc kháng sinh hoặc bất kỳ loại thuốc nào lên vết mổ mà không như được sự đồng ý của bác sỹ.

Không tự ý xử lý vết mổ khi mà có dấu hiệu nhiễm trùng

Nếu vết mổ có dấu hiệu bị sưng tấy hay chảy dịch, bạn cần phải đến gặp bác sỹ để khám và xử lý

Khi vết mổ có dấu hiệu sưng tấy kèm chảy dịch, đau đớn, bạn tuyệt đối không được dùng những mẹo dân gian để điều trị. Tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện để được tư vấn và xử lý kịp thời, nhằm tránh để vết mổ bị nhiễm trùng nặng hơn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chế độ dinh dưỡng đối với các mẹ sinh mổ để vết mổ mau lành

Sau khi mổ, các mẹ sẽ được theo dõi tại phòng hồi sức và nằm ở đó để theo dõi, không được phép ăn gì trong vòng khoảng 6 tiếng. Do các thuốc dùng trong quá trình phẫu thuật sẽ làm nhu động ruột và dạ dày của mẹ hoạt động ở mức độ thấp và yếu. Nếu có thức ăn thì sẽ rất khó tiêu làm bụng đầy hơi, táo bón, gây ra rối loạn tiêu hóa làm cho cơ thể mệt mỏi khó hồi phục.

  • Đối với các mẹ gây mê trong quá trình mổ thì chỉ nên uống nước lọc, nước đường và ăn cháo loãng cho tới khi đi trung tiện thì mới bắt đầu ăn đặc, không uống sữa ngay vì dễ gây ra tiêu chảy.
vicare.vn-cach-ve-sinh-vet-mo-sau-sinh-tai-nha-khong-lo-nhiem-trung-body-2
  • Đối với các mẹ gây tê khi mổ, thì có thể ăn cháo loãng và nếu thấy tiêu hóa tốt thì có thể chuyển sang ăn cơm.
  • Sau đó, các mẹ ăn uống như bình thường, đồng thời không nên kiêng khem. Bổ sung các loại thức ăn giàu đạm và canxi, ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước để có nhiều sữa cho con bú để tránh táo bón. Nên ăn đa dạng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng như đạm đường, chất sắt và rau củ quả nấu chín và tránh 1 số thức ăn hay gây ra dị ứng như các loại hải sản...

Những vấn đề cần lưu ý khi sinh mổ

  • Để vết mổ nhanh lành

Để vết mổ nhanh nhanh lành, các mẹ cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ như giữ gìn vệ sinh vết mổ tốt để cho vết mổ nhanh lành. Bên cạnh đó, chế độ ăn cung cấp đầy đủ chất và bổ sung vitamin thì vết mổ cũng sẽ mau lành hơn. Nếu phát hiện vết mổ đỏ căng tức và tiết dịch, đau... thì mẹ đã bị nhiễm trùng vết mổ. Lúc này, cần đến bác sĩ để có thể được chữa trị kịp thời.

Khoảng 2 tháng sau sinh mổ, các mẹ cần tránh vận động mạnh để không gây ảnh hưởng tới vết mổ. Bởi sau sinh, các khớp và cơ còn yếu.

  • Cho con bú sau sinh mổ

Các mẹ nên cho trẻ bú càng sớm càng tốt vì lúc này sữa non sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất và có nhiều kháng thể giúp làm tăng cường miễn dịch cho bé. Ngoài ra, còn giúp tử cung của mẹ co hồi tốt và làm giảm nguy cơ băng huyết sau sinh.

  • Nếu vết mổ sưng, nóng, đỏ, đau hay chảy dịch vàng là các dấu hiệu báo hiệu có thể bạn bị nhiễm trùng vết mổ bạn cần đi khám ngay nhằm tránh bị nặng hơn.

Xem thêm:

  • Hướng dẫn các mẹ cách giữ vệ sinh tầng sinh môn sau khi sinh
  • Lưu ý nhất định phải biết khi băng huyết sau sinh 1 tháng
  • Chăm sóc vết mổ đẻ như thế nào?