Cách trị tiêu đờm cho người lớn
Trẻ em cũng như người lớn, khi bị ho nhiều, tăng tiết đờm đều rất mệt mỏi, khó chịu. Thay đổi thời tiết kéo dài, mưa đột ngột có thể khiến nhiều người có sức đề kháng kém bị cảm cúm, ho có đờm tăng. Vậy bạn đã biết các cách trị tiêu đờm cho người lớn chưa? Cùng HoiBenh tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây.
Cách trị tiêu đờm cho người lớn
Trẻ em cũng như người lớn, khi bị ho nhiều, tăng tiết đờm đều rất mệt mỏi, khó chịu. Thay đổi thời tiết kéo dài, mưa đột ngột có thể khiến nhiều người có sức đề kháng kém bị cảm cúm, ho có đờm tăng. Vậy bạn đã biết các cách trị tiêu đờm cho người lớn chưa? Cùng HoiBenh tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây.
Đờm là gì?
Đờm là chất tiết của đường hô hấp bao gồm các thành phần như chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu... được tiết ra từ phế nang, phế quản, các hốc mũi, xoang trán và họng... Ho có đờm là trường hợp khi ho có kèm theo khạc đờm, có thể nhiều hoặc ít, lỏng, sánh hoặc đặc.
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh lý qua tính chất đờm
- Màu trong
Đây là hiện tượng bình thường của cơ thể, là chất dịch khá tốt, không cảnh báo bệnh gì nguy hiểm. Đây là tình trạng ho có đờm hoàn toàn bình thường, mọi người có thể không phải lo lắng. Tuy nhiên nếu tình trạng ho có đờm lâu ngày không khỏi, thì người bệnh cần phải cảnh giác và đi khám ngay.
- Đờm có màu xanh lá hoặc vàng
Khi người bệnh bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phát hiện và sản sinh ra các bạch cầu. Những tế bào này có chứa protein có sắc tố đặc trưng, khiến cho đờm của bạn có màu xanh. Trường hợp này bạn không nên chủ quan, đi khám bác sĩ hô hấp ngay nhé.
Cảm cúm hoặc tình trạng viêm phế quản và viêm phổi lâu ngày là những nguyên nhân thường thấy gây ra hiện tượng ho có đờm màu xanh hoặc vàng.
- Đờm ho có màu đỏ hoặc nâu
Nếu đờm của người bệnh có màu đỏ hoặc nâu., có thể cổ họng đang có tình trạng xây xước niêm mạc phế quản, có xuất huyết trong phế nang hoặc là tình trạng nhiễm trùng đang tiến triển. Khi thấy có hiện tượng ho có đờm màu đỏ, bạn cần đi khám ngay trong vòng 24 giờ ở bác sĩ hô hấp. Đừng chủ quan trong trường hợp này nhé.
Một số bệnh khác có thể khiến xuất hiện đờm đỏ hoặc nâu tuy khá ít gặp là lao và ung thư phổi.
Tại sao ho có đờm?
- Nguyên nhân của hiện tượng ho có đờm là do sự tăng tiết chất nhầy trong cổ họng, làm cho cổ họng của bệnh nhân bị ngứa ngáy, khó chịu, khiến cảm trở quá trình hô hấp của cơ thể. Khi đờm nhầy trong cổ họng quá nhiều, phản ứng tự nhiên của cơ thể đó là phản xạ ho để tống đờm ra khỏi cổ.
- Đờm trong cổ họng có chất nhầy và có độ bám dính, vì thế nên một cơn ho khó có thể loại bỏ đờm nên người bệnh. Bệnh nhân sẽ thường có cảm giác muốn ho đến khi cục đờm được loại ra khỏi cổ họng.
- Tuy nhiên, cục đờm này chưa hết thì lại có những cục đờm khác được tạo ra trong cổ họng. Quá trình ho có đờm này kéo dài gây những cơn ho lâu ngày không khỏi, khiến cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu, nhất là vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe cơ quan hô hấp của bệnh nhân.
- Tế bào trong cơ quan hô hấp sẽ tăng tiết nhiều đờm hơn khi gặp phải các yếu tố kích ứng như khói bụi, khói thuốc, khí độc, lông chó mèo,...
- Ho có đờm thường gặp trong các bệnh lý đường hô hấp: viêm mũi, viêm họng, viêm phổi...
- Tuy nhiên, một số trường hợp ho có đờm kéo dài lâu ngày có thể là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, lao phổi hay thậm chí là ung thư phổi...
- Người bệnh hen suyễn và COPD thường xuất hiện đờm nhiều hơn bình thường. Đờm có thể là ở dạng lỏng hoặc đặc quánh, trong suốt hoặc màu xanh hoặc vàng, lẫn máu ... tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Đờm xuất hiện nhiều sẽ gây bít tắc, cản trở đường thở khiến người bệnh mất ngủ về đêm hoặc phải gắng sức để thở, ảnh hưởng tới đời sống và sức khỏe người bệnh.
Ho có đờm có thể là dấu hiệu của bệnh gì?
Bệnh nhân ho có đờm không chỉ là dấu hiệu của ho thông thường, có thể đó là dấu hiệu của một số bệnh khác nguy hiểm hơn liên quan đến đường hô hấp.
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Viêm họng cấp
- Viêm khí quản cấp
- Hen phế quản
- Giãn phế quản
- Ho gà
- Bệnh tim
- Áp xe gan
- Viêm phổi
- Lao phổi
- Áp xe phổi
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
- Ung thư phế quản
- Ung thư phổi
Vì thế, ho có đờm lâu ngày ta phải thực sự cảnh giác, nghĩ đến có thể đó không phải là bệnh cảm bình thường, cần đi khám bác sĩ hô hấp để được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Cách trị tiêu đờm cho người lớn
Thay vì sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị bệnh lý ho có đờm cấp tính, trong trường hợp mới chớp bị ta có thể áp dụng một số nguyên liệu sẵn có tại nhà sau đây để hạn chế tăng tiết đờm, giúp làm loãng đờm, dễ khạc đờm ra ngoài hơn.
- Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối có tác dụng giúp loại bỏ một phần các vi khuẩn trong khoang miệng,họng. Giúp chống viêm,ngăn ngừa nhiễm trùng, hạn chế tình trạng tăng tiết thêm đờm.
Sử dụng nước muối sinh lý hoặc pha nước muối để giảm ho có đờm rất đơn giản. Bạn chỉ cần hòa một chút muối vào một cốc nước, chia với tỉ lệ 1⁄2 thìa cà phê muối tinh trong 250ml nước ấm. Bạn súc miệng nhiều lần mỗi 1 - 2 giờ đồng hồ.
Khi bạn súc miệng liên tục bằng nước muối, giúp làm dịu cảm giác ngứa, khô rát cổ họng, giúp giảm kích thích gây ho.
Hoặc đơn giản hơn không phải pha, bạn có thể mua nước muối sinh lý 0.9% NaCl để súc miệng vào sáng, tối sau khi đánh răng. Chắc chắn sẽ có hiệu quả giảm ho hiệu quả nếu là bệnh lý cảm cúm thông thường.
- Sử dụng Chanh
Chanh có tác dụng giúp làm dứt các cơn ho và tiêu đờm khá tốt. Hàm lượng lớn vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh.
Mỗi sáng thức dậy uống một ly nước chanh ấm kết hợp với mật ong hoặc muối giúp loại bỏ đờm nhanh chóng. Nếu có đờm trong cổ họng, ngậm một lát chanh mỏng chấm muối 2 - 3 lần mỗi ngày sẽ đem lại kết quả rất tốt.
- Mật ong
Mật ong có tính sát trùng khá tốt, giúp kháng khuẩn, kháng vi-rút cao, chống lại và loại bỏ các tác nhân gây ra đờm, làm dịu cổ họng.
Bạn có thể pha mật ong với nước ấm uống mỗi sáng, giúp giảm rõ rệt tình trạng đờm được tiết ra, đặc biệt hiệu đối với các trường hợp viêm họng do vi khuẩn tấn công.
- Dùng biện pháp xông hơi
Xông hơi là cách làm tiêu đờm trực tiếp mà bạn có thể làm ngay tại nhà, khá hiệu quả. Xông hơi là phương pháp dùng hơi nóng đưa vào đường hô hấp một cách liên tục, cường độ vừa phải, giúp làm loãng lượng đờm và bóc đi những lớp đờm đặc trong ống phế quản khiến việc tống chúng ra ngoài trở lên dễ dàng hơn. Mỗi ngày bạn có thể thực hiện 2 lần quá trình xông hơi để tiêu đờm diễn ra thuận lợi hơn. Có 2 cách để thực hiện việc xông hơi để tiêu đờm ví dụ như:
- Tắm xông hơi trong phòng kín 10 phút.
- Chùm chăn lên đầu, xông hơi bằng bát nước nóng trong 10 phút.
- Nghệ
Nghệ có tính sát trùng khá tốt, có thể trị đờm và tiêu diệt vi khuẩn, giúp loại bỏ chất nhầy và cải thiện hệ thống miễn dịch. Bạn có thể dùng tinh bột nghệ, hòa vào cốc nước ấm và uống 2 lần một ngày. Đây là cách tiêu đờm rất tốt mà bạn không cần dùng thuốc hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay trong bếp của mình.
- Gừng
Gừng có tác dụng chống lại nhiễm trùng hay viêm họng khá tốt, nó là một vị thuốc tiêu đờm, kháng khuẩn hiệu quả. Sử dụng vài lát gừng mỗi ngày sẽ giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh.
Gừng mang tính nóng, giúp làm ấm phổi, làm thông thoáng đường thở hiệu quả. Khi pha nước ấm, mật ong và gừng để uống vài lần trong ngày sẽ giúp tiêu đờm, nâng cao chức năng của đường hô hấp, nhất là người bệnh hen suyễn, COPD.
- Hành tây
Một trong những cách tiêu đờm mà bạn không nên bỏ qua chính là hành tây. Hành tây giúp tiêu đờm, giúp ngăn chặn việc tiết đờm, có tác dụng kháng khuẩn để điều trị triệu chứng ho và nghẹt mũi. Bạn có thể ăn hành tây dạng salad nếu bạn ăn được. Hoặc bạn có thể thái lát mỏng, cho vào 1 chén mật ong và để qua đêm. Dùng dung dịch này 4 lần/ngày sẽ giúp thuyên giảm đờm nhanh chóng.
- Cam thảo
Cam thảo là một vị thuốc thảo dược trị tiêu đờm khá hiệu quả. Cam thảo có tác dụng chống viêm, làm long đờm, loãng dịch nhầy trong đường hô hấp. Cam thảo giúp giảm đờm, khiến chúng tống ra dễ dàng ở người bệnh hen suyễn và phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.
- Húng chanh
Húng chanh có vị cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, giúp làm thông thoáng đường thở, giảm các triệu chứng ho, đờm hiệu quả. Tinh dầu trong húng chanh có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, nhất là vi khuẩn đường hô hấp, giúp hệ hô hấp khỏe mạnh, hạn chế tiết đờm.
Bạn có thể sử dụng húng chanh hấp cách thủy với mật ong giúp tiêu đờm và cải thiện nhanh chóng, có thể dùng biện pháp này cho cả người lớn và trẻ em, giúp giảm được các triệu chứng ho, ho dai dẳng.
Trong trường hợp tình trạng ho có đờm kéo dài từ 1 tuần trở lên, hoặc là tình trạng đờm đi kèm với các triệu chứng như đau đầu dai dẳng, sốt cao, phát ban người bệnh cần đi khám và tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ.
Một số biện pháp phòng tránh bệnh ho có đờm
Cách trị tiêu đờm cho người lớn hiệu quả nhất chính là phòng ngừa. Ho có đờm là triệu chứng của các bệnh lý ở đường hô hấp, việc phòng ngừa các bệnh này cũng chính là phòng ngừa ho có đờm.
- Rèn luyện thể chất, tập luyện thể dục thể thao nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể và tăng khả năng miễn dịch các loại vi khuẩn, bệnh tật.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, chất độc hại, phân tử lượng nặng, hóa chất. Nếu bắt buộc phải hoạt động trong môi trường này, bạn cần sử dụng các biện pháp bảo hộ phù hợp, cách ly hạn chế tối đa ảnh hưởng tới đường hô hấp.
- Không sử dụng hoặc hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích, gây nghiện như thuốc lá, thuốc lào, cần sa, rượu bia...
- Tự tạo cho mình một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, lành mạnh, đầy đủ chất. Chú ý nên bổ sung đầy đủ nước và rau xanh, hoa quả và vitamin, để cơ thể có sức đề kháng tốt hơn, chống lại các bệnh tật gây hại.
Hôm nay HoiBenh đã mách cho các bạn một số cách trị tiêu đờm cho người lớn, ngoài ra những biện pháp này còn có thể áp dụng cho trẻ nhỏ, một số biện pháp còn áp dụng cả trẻ nhỏ từ 3- 6 tuổi. Mong rằng những kiến thức bổ ích này đã giúp mọi người biết thêm nhiều cách hơn để chăm sóc cho những người thân trong gia đình mình.
Xem thêm:
- Bệnh cảm cúm và thuốc trị cảm cúm ho có đờm
- Cách trị ho có đờm cho trẻ tại nhà an toàn và hiệu quả mẹ nên biết
- Ho có đờm thì uống thuốc gì?